- Trước hết phân tích kiểm định cân bằng của hai phương sai tổng thể (kiểm định Levene):
+ Giá trị Sig. trong kiểm định F = 0.205>0.05 do đó: phương sai của hai nhóm là khác nhau, ta sử dụng kết quả kiểm định t ở dịng Equal variances assumed.
Có nghĩa là: chấp nhận giả thuyết H0: khơng có sự khác nhau về phương
sai của hai tổng thể.
- Kiểm tra kết quả kiểm định Independent-samples T-test: + Sig. = 0.307 > 0.05 (mức ý nghĩa)
Khơng có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của 2 nhóm.
Như vậy, khi xét kết quả tổng điểm của cả Phiếu thực nghiệm, khơng thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa nhóm mẫu áp dụng PPGD Montessori và nhóm mẫu áp dụng PPGD khác, tuy nhiên ở mức Hoàn thành tốt, tỷ lệ trẻ đạt yêu cầu ở nhóm PPGD Montessori cao hơn so với nhóm PPGD khác. Điều này trái ngược với giả thiết nghiên cứu ban đầu.
3.1.2. Kết quả đo lường dựa trên điểm số từng tiêu chuẩn
Trước hết, tác giả thực hiện kiểm tra xem có sự khác biệt về ý nghĩa
thống kê giữa kết quả thực nghiệm của hai nhóm ở các tiêu chuẩn cụ thể: nhận biết môi trường tự nhiên, nhận biết môi trường xã hội và khả năng suy luận hay khơng. Với mục đích này, tác giả sử dụng chức năng Independent Sample T – test với biến tổng điểm của trẻ ở từng tiêu chuẩn.
Kết quả được mô tả ở các bảng sau:
TIÊU CHUẨN: KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
Kiểm định Levene T – test
Equal variances assumed 2.907 0.091 -0.065 99 0.948
Equal variances not
assumed -0.062 73.025 0.950
Độ tin cậy 95%
TIÊU CHUẨN: KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT MÔI TRƯỜNG
XÃ HỘI
Kiểm định
Levene T – test
F Sig. t df Sig.
(2tailed)
Equal variances assumed 0.362 0.549 -0.370 99 0.712
Equal variances not assumed -.374 86.642 .709
Độ tin cậy 95%
TIÊU CHUẨN: KHẢ NĂNG SUY LUẬN
Kiểm định
Levene T – test
F Sig. t df Sig.
(2tailed)
Equal variances assumed 0.949 0.332 6.403 99 0.000
Equal variances not assumed 6.487 87.171 0.000
Độ tin cậy 95%
Có thể nhận thấy:
- Ở cả 3 bảng thống kê trên, khi phân tích kiểm định cân bằng của hai phương sai tổng (kiểm định Levene), giá trị Sig. trong kiểm định Levene đều có giá trị > 0.05, do đó, phương sai của hai nhóm được so sánh là khác nhau. Ta sử dụng kết quả T – test ở dòng Equal variances assumed. Cũng có nghĩa, chấp nhận giả thiết H0: Khơng có sự khác nhau về phương sai của hai tổng thể.
- Tiếp tục kiểm tra giá trị Sig. (2tailed) của kiểm định T – Test, nhận thấy: + Với hai nhóm câu hỏi thuộc tiêu chuẩn về khả năng nhận biết môi trường
tự nhiên và khả năng nhận biết môi trường xã hội, giá trị Sig. của T – Test lần lượt là 0.948 và 0.712, có giá trị lớn hơn mức ý nghĩa 0.05.
Khơng có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình về tổng điểm của hai
nhóm trẻ ở hai tiêu chuẩn này.
+ Với tiêu chuẩn về khả năng suy luận của trẻ: giá trị Sig của T – test đạt được là 0.000 < 0.05 (mức ý nghĩa)
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tổng điểm của hai nhóm trẻ ở khả
năng suy luận.
Tiếp tục thực hiện phân tích các câu hỏi thuộc nhóm ba tiêu chuẩn này để làm rõ sự khác biệt về mức độ nhận thức của hai nhóm trẻ:
Khi thống kê điểm số đạt được của trẻ ở từng nhóm câu hỏi, tác giả nhận thấy như sau: