Kết quả trả lời mã hóa theo câu hỏi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ảnh hưởng của phương pháp giáo dục montessori đến sự phát triển nhận thức của trẻ 3 – 6 tuổi (Trang 111)

Tiêu chuẩn Tên biến Tỷ lệ trả lời đúng ở nhóm PPGD Montessori (40 trẻ khảo sát) Tỷ lệ trả lời đúng ở nhóm PPGD khác (61 trẻ khảo sát) Khả năng nhận biết môi trường tự nhiên CH07 93% 97% CH08 93% 93% CH09 83% 93% CH10 83% 72% CH11 75% 70% CH12 85% 85% Khả năng nhận biết môi trường xã hội CH13 95% 98% CH14 98% 97% CH15 88% 89% Khả năng suy luận CH16 88% 28% CH17 75% 44%

CH07 CH09 CH10 CH11 CH16 CH17 93% 83% 83% 75% 88% 75% 97% 93% 72% 70% 28% 44% MON KHAC

Biểu đồ 3.2. Mô tả mức chênh lệch tỷ lệ trả lời đúng ở các câu hỏi từ CH07 đến CH17

 Với nhóm câu hỏi đo lường khả năng nhận biết môi trường tự nhiên (CH07 đến CH12)

- Các câu hỏi CH07, CH09: tỷ lệ đạt yêu cầu của nhóm PPGD khác có sự chênh lệch (cao hơn) so với tỷ lệ đạt yêu cầu của nhóm PPGD Montessori.

+ CH07 (nhận biết và phân loại các yếu tố liên quan đến Đất – Nước – Khơng khí)

+ CH09 (nhận biết và phân loại các lồi động vật có cùng chủng loại)

- Các câu hỏi CH10, CH11: tỷ lệ đạt yêu cầu của nhóm PPGD Montessori có sự chênh lệch (cao hơn) so với tỷ lệ đạt yêu cầu của nhóm PPGD khác.

+ CH10 (sắp xếp lại thẻ hình theo vịng đời của một cái cây) + CH11 (nhận biết thẻ hình tương ứng với các mùa)

- Các câu hỏi có tỷ lệ đạt yêu cầu ở hai nhóm tương đương nhau: + CH08 (xếp thẻ hình con vật vào chỗ ở tương ứng)

+ CH12 (xếp nguyên liệu vào các sản phẩm tương ứng)

Như vậy, về tổng quan, khơng có sự chênh lệch rõ rệt về kết quả đo lường khả năng nhận biết môi trường tự nhiên của trẻ. Tuy nhiên, trong nhóm câu hỏi này

lại tồn tại hai xu hướng: có nhóm câu hỏi trẻ Montessori trả lời tốt hơn, có nhóm câu hỏi trẻ ở nhóm triển khai phương pháp khác trả lời tốt hơn. Tác giả sẽ tiến hành phân tích kĩ nội dung các câu hỏi và thẻ hình có sự chênh lệch này ở phần sau. Điều này trái ngược với giả thiết nghiên cứu ban đầu.

 Với nhóm câu hỏi đo lường khả năng nhận biết môi trường xã hội (CH13 đến CH15): Nhìn chung, các câu hỏi đều có tỷ lệ trả lời đúng ở hai nhóm tương đương nhau (có sự chênh lệch nhưng khơng q 3%)

- Câu hỏi CH13 (câu đố về địa điểm quen thuộc): tỷ lệ ở nhóm PPGD khác cao hơn nhóm PPGD Montessori, tương ứng là 98% và 95%.

- Câu hỏi CH14 (nhận biết các nghề nghiệp phổ biến qua không gian lao động): tỷ lệ ở hai nhóm tương đương nhau, nhóm PPGD khác là 98%, nhóm PPGD Montessori là 97%.

- Câu hỏi CH15 (phân biệt lễ hội truyền thống thông qua đặc trưng): tỷ lệ ở hai nhóm tương đương nhau, nhóm PPGD khác là 88%, nhóm PPGD Montessori là 89%.

Như vậy, khơng có sự chênh lệch rõ rệt về kết quả đo lường mức độ nhận biết về môi trường xã hội của trẻ ở hai nhóm PPGD. Điều này trái ngược với giả thiết nghiên cứu ban đầu. Tác giả sẽ tiến hành phân tích cụ thể hơn ở phần sau cho nội dung của các câu hỏi ở nhóm này.

 Với nhóm câu hỏi đo lường khả năng suy luận (CH16, CH17)

Nhóm câu hỏi này thể hiện sự chênh lệch rõ rệt về tỷ lệ trẻ đạt yêu cầu. Cụ thể như sau:

- Câu hỏi CH16: nhóm PPGD khác có 28% trẻ trả lời đạt yêu cầu, trong khi nhóm PPGD Montessori có 88% trẻ trả lời đạt yêu cầu.

- Câu hỏi CH17: nhóm PPGD khác có 44% trẻ trả lời đạt yêu cầu, trong khi nhóm PPGD Montessori có 75% trẻ trả lời đạt yêu cầu.

Sự chênh lệch giữa hai tỉ lệ rất rõ rệt này cho thấy, có sự khác biệt về khả năng suy luận của trẻ ở hai nhóm PPGD khác nhau, trong đó khả năng suy luận của nhóm trẻ Montessori tốt hơn nhóm trẻ triển khai phương pháp khác. Điều này khẳng định giả thuyết nghiên cứu ban đầu. Tác giả sẽ phân tích kĩ hơn ở phần sau.

 Với nhóm câu hỏi đo lường khả năng sáng tạo của trẻ (CH18, CH19) Do hai câu hỏi này thuộc dạng câu hỏi định tính, mức độ sáng tạo của trẻ được mã hóa bởi các giá trị từ 0 đến 3, tác giả sử dụng phương pháp One-Way Anova trên SPSS để kiểm định sự khác biệt trung bình về mức độ sáng tạo giữa hai nhóm mẫu.

Test of Homogeneity of Variances

Sig. CH18 0.617 CH19 0.000

Trước hết kiểm tra tính đồng nhất của phương sai (bảng Test of Homogeneity of Variances):

- Ở câu hỏi CH18, giá trị Sig. = 0.617 > 0.05

 Tức là phương sau giữa các mức độ sáng tạo giữa nhóm trẻ Montessori và

nhóm trẻ truyền thống khơng khác nhau. Tác giả xét tiếp kết quả ở bảng ANOVA.

ANOVA df Mean Square F Sig.

CH18 1 0.706 1.245 0.267

Bảng Anova cho thấy, Sig. Anova của câu CH18 có giá trị 0.267 > 0.05. Tác giả kết luận: khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ sáng tạo giữa hai nhóm trẻ Montessori và phương pháp khác thể hiện qua câu hỏi CH18 (thực hiện nhiệm vụ theo cách khác các bạn).

- Ở câu hỏi CH19, giá trị Sig. = 0 < 0.05

 Vi phạm giả thuyết phương sai đồng nhất giữa các nhóm giá trị kết quả đo

lường mức độ sáng tạo.

 Khơng xét sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ sáng tạo giữa hai

nhóm trẻ thể hiện qua câu hỏi CH19.

Như vậy, ở tiêu chuẩn đo lường khả năng sáng tạo của trẻ, khơng ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ sáng tạo giữa hai nhóm trẻ. Điều này đi ngược lại giả thiết nghiên cứu ban đầu.

Tiểu kết mục 3.1

Như vậy, sau khi phân tích chung tồn phiếu thực nghiệm và so sánh kết quả các nhóm câu hỏi, có thể trả lời khái quát các câu hỏi nghiên cứu đưa ra ở trên như sau:

(1) Khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi đo lường mức độ phát triển nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi ở hai tiểu lĩnh vực KPT và KPXH giữa hai nhóm: được áp dụng PPGD Montessori và được triển khai các phương pháp giáo dục khác.

(2) Khi phân tích từng nhóm tiêu chuẩn nhận thấy:

- Có sự khác biệt giữa hai nhóm trẻ về khả năng suy luận.

- Khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm trẻ về khả năng nhận biết mơi trường tự nhiên; môi trường xã hội và khả năng sáng tạo.

(3) Để trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Liệu sự khác biệt này có phải do tác động của các đặc trưng từ PPGD hay khơng, tác giả tiến hành phân tích kỹ hơn với từng câu hỏi.

3.2. Ảnh hưởng của PPGD Montessori đến sự phát triển nhận thức của trẻ

Kết quả phân tích ở phần trên cho thấy khơng có sự khác biệt về kết quả đo lường mức độ nhận biết về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội và khả năng sáng tạo ở hai nhóm trẻ, điều này trái ngược với giả thiết ban đầu. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy, khi thống kê tỷ lệ trả lời đúng ở các câu hỏi và từng thẻ hình, có sự chênh lệch với xu hướng không đồng nhất giữa hai nhóm trẻ. Do đó, tác giả tiến hành phân tích nội dung từng thẻ để làm rõ kết quả này.

3.2.1. Khả năng nhận biết mơi trường tự nhiên

Nhóm câu hỏi về khả năng nhận biết môi trường tự nhiên được thiết kế gồm 6 câu hỏi, nhằm mục đích đo lường 5 tiêu chí sau:

Tiêu chí Chỉ báo Mức độ Câu hỏi

Thể hiện sự hiểu biết về các đặc trưng của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên như đồ vật, động – thực vật, thời tiết, mùa, ngày – đêm, nước, khơng khí, ánh sáng, đất, đá, cát,

Trẻ nhận biết điều kiện sống của một số loài động vật.

Nhớ CH08

Trẻ nhận biết một số sự vật, hiện tượng liên quan đến nước.

Nhớ CH07

Trẻ nhận biết một số sự vật, hiện tượng liên quan đến đất.

sỏi… Trẻ nhận biết một số sự vật, hiện tượng liên quan đến khơng khí.

Nhớ

Phân loại nhóm thực vật, động vật theo đặc điểm chung.

Trẻ phân loại được nhóm động vật theo dấu hiệu chung.

Hiểu CH09

Dự đốn sự thay đổi trong q trình phát triển của cây, con vật và một số hiện tượng tự nhiên.

Sắp xếp đơn giản theo trình tự các giai đoạn phát triển của cây cối.

Vận dụng

CH10

Phân loại được các mùa trong năm nơi trẻ sống dựa trên những đặc điểm nổi bật.

Sắp xếp các mùa tương ứng với các đặc điểm đặc trưng.

Hiểu CH11

Phân loại được một số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng.

Nhận biết nguyên vật liệu của một số đồ vật/ sản phẩm thông dụng.

Nhớ CH12

Trong 6 câu hỏi trên, có 4 câu hỏi có tỷ lệ các câu trả lời Đạt yêu cầu của 2 nhóm trẻ chênh lệch nhau: CH07, CH09, CH10, CH11.

Hai câu hỏi CH08 và CH12 có tỷ lệ câu trả lời Đạt yêu cầu của 2 nhóm mẫu bằng nhau.

Ở đây, tác giả sẽ tập trung phân tích những câu hỏi có sự chênh lệch về tỷ lệ Đạt yêu cầu trong câu trả lời để làm rõ nguyên nhân của sự chênh lệch này và phân tích kĩ những thẻ hình có tỷ lệ chọn Đúng/ Khơng đúng cao trong các câu hỏi.

(1) CH07: Nhận biết và phân loại một số hình ảnh có liên quan đến Đất – Nước – Khơng Khí.

Câu hỏi này gồm 12 thẻ hình mơ tả 4 hình ảnh liên quan đến Khơng khí: Chim bay, Cối xay gió, Khinh khí cầu, Hoa bồ cơng anh bay; 4 hình ảnh liên quan đến Đất: Ngọn núi, Con giun, Cái cây, Cánh đồng; 4 hình ảnh liên quan đến Nước: Mưa, Biển, Ao nước, Rùa bơi. Trẻ được yêu cầu quan sát và phân loại các hình ảnh

trên vào đúng 3 yếu tố từ những thẻ hình được để lẫn lộn. Câu trả lời được đánh giá là Đạt yêu cầu khi trẻ xếp đúng từ 8 thẻ hình, và có thể giải thích hợp lý cho sự lựa chọn của mình. Nhóm phương pháp giáo dục khác có tỷ lệ trả lời Đạt yêu cầu cao hơn so với nhóm Montessori.

Kết quả câu trả lời cho từng thẻ hình của trẻ như sau:

CH7. 1 CH7. 2 CH7. 3 CH7. 4 CH7. 5 CH7. 6 CH7. 7 CH7. 8 CH7. 9 CH7. 10 CH7. 11 CH7. 12 MON 88% 43% 95% 85% 68% 93% 95% 95% 90% 80% 95% 90% KHAC 97% 89% 92% 82% 62% 66% 95% 97% 89% 98% 98% 95% Bảng 3.5 Tỷ lệ trả lời đúng các thẻ hình trong bộ thẻ CH07

 Trong 12 thẻ hình, có 5 thẻ hình mà câu trả lời của hai nhóm mẫu có sự chênh lệch rõ ràng. Những thẻ hình này khơng cung cấp thông tin trực tiếp để trẻ thực hiện yêu cầu ngay, mà các thơng tin mang tính gián tiếp, thể hiện một nội dung có liên quan đến các yếu tố, địi hỏi trẻ có lượng kiến thức lớn và sự liên tưởng, kết nối giữa các kiến thức đã có.

+ Thẻ hình CH07.1: mơ tả hình ảnh một con chim đang bay. Ở thẻ hình này, trẻ ở phương pháp giáo dục khác trả lời đúng nhiều hơn trẻ Montessori. Đa số những trẻ bị đánh giá “khơng đạt” là vì trẻ khơng đưa ra câu trả lời. Trẻ chưa suy luận được mối liên hệ giữa việc con chim biết bay và khơng khí. Nhóm trẻ phương pháp khác trả lời tốt hơn nhóm trẻ Montessori, ghi nhận khi trẻ thực hiện thực nghiệm cho thấy, trẻ có hướng suy luận: Con chim bay trên trời -> có liên quan đến khơng khí. Với nhóm trẻ Montessori không trả lời được câu hỏi, giáo viên hỏi lại: “Con chim bay trên trời thì có liên quan đến yếu tố nào nhỉ?”, trẻ vẫn không liên hệ điều này với yếu tố Khơng khí. Điều này được lý giải là do trẻ thường tiếp cận với cách tư duy vô cùng trực quan, nên khi chưa hiểu rõ về vấn đề thì trẻ khơng dễ dàng chấp nhận những suy nghĩ mang tính bắc cầu. (Sau khi giáo viên giải thích kèm mơ tả bằng động tác cơ thể: “gió chính là khơng khí, gió tạo lực đẩy giúp nâng cánh chim để chim bay được”, trẻ mới đồng ý hình ảnh này có liên quan đến Khơng khí). Điều này cho thấy trẻ phương pháp khác có biểu hiện tư duy linh hoạt, mang tính ước lệ hơn; trẻ Montessori thì lại có cách tư duy cụ thể, trực quan, phân tích dựa

vào những thơng tin mình đã biết chắc chắn.

+ CH7.2 mơ tả một chiếc cối xay gió. Ở thẻ hình này, tỷ lệ trẻ phương pháp khác trả lời đúng cao hơn so với trẻ Montessori khá lớn. Một số trẻ phương pháp khác nhận biết được hình ảnh này là cối xay gió. Nhiều trẻ Montessori lựa chọn sai thẻ hình này, và mơ tả đây là một cái “nhà”, khơng giải thích gì thêm. Trong khi đó, trẻ phương pháp khác nếu khơng biết cối xay gió, trẻ hình dung 4 cánh trên cối xay giống như cánh của cái quạt, do đó trẻ kết luận hình ảnh này thuộc về nhóm Khơng khí. Điều này cho thấy, trong q trình tư duy, trẻ phương pháp khác có sức quan sát tốt, trí tưởng tượng và khả năng liên tưởng phong phú. Trẻ Montessori tư duy theo hướng trực quan, dựa trên những thông tin đã có chắc chắn để phân tích.

+ CH7.5 mô tả một ngọn núi, chân núi là thảo nguyên với bãi cỏ rộng. Ở thẻ hình này, tỷ lệ trẻ trả lời đúng ở cả hai nhóm mẫu đều khơng cao, nhưng tỷ lệ trả lời đúng ở nhóm phương pháp khác cao hơn. Những trẻ không đạt điểm được ghi nhận là do trẻ nói “con khơng biết” hoặc từ chối trả lời thẻ hình này. Nhiều trẻ ở cả hai nhóm xếp thẻ hình này vào nhóm Nước hoặc Khơng khí. Có trẻ giải thích: “Con xếp vào nhóm Nước vì ở đây có cây, cây thì cần có cả nước để sống”; hoặc “Đây là gió thổi làm những cái cây này bị nghiêng”. Những trẻ này được ghi nhận câu trả lời là Đạt. Nhóm trẻ Montessori phân loại thẻ hình này đúng với ít lý giải hơn, hầu hết trẻ mặc định có núi, có cây thì thuộc nhóm Đất. Điều này chứng tỏ cách tư duy trực quan, trực diện của trẻ.

+ CH7.6 mô tả một con giun đất. Nhiều trẻ phương pháp khác khơng nhận biết được hình ảnh này, hoặc con cho rằng đây là con rắn, do đó con khơng xếp vào nhóm nào trong ba nhóm Đất – Nước – Khơng khí. Đa số trẻ Montessori nhận ra ngay đây là con giun và xếp đúng vào nhóm Đất, vì “con giun ở trong đất”. Điều này cho thấy đa số trẻ được tiếp cận với thông tin về con giun đất. Kiểm tra lại nội dung bài học của trẻ thì thấy: trong hoạt động học và hoạt động dã ngoại, vui chơi ngồi trời, trẻ được cơ giáo giới thiệu về con giun và quan sát con giun trong thực tế. Trong nội dung chương trình của nhóm phương pháp khác, trẻ chưa được giới thiệu về con giun nên nhiều trẻ không nhận biết được. Điều này có thể lý giải do việc xây dựng chương trình học của PPGD Montessori mang tính linh hoạt và hệ

thống hóa cao hơn PPGD phương pháp khác. Về động vật, trẻ có thể học theo các phân lớp/ lồi chứ khơng tiếp cận từng loài vật cụ thể hoặc hướng phân loại của mầm non phương pháp khác (vật nuôi trong nhà, con vật dưới nước, con vật trong sở thú…). Do đó, nhận biết của trẻ về các loài động vật phong phú hơn.

+ CH7.10 là hình ảnh bãi biển với bãi cát và nước. Ở thẻ hình này, học sinh phương pháp khác có tỷ lệ trả lời đúng cao hơn học sinh Montessori. Một số học sinh Montessori chọn câu trả lời: thẻ hình này liên quan đến yếu tố Đất, vì con nhìn thấy bãi cát. Một số học sinh chọn khơng trả lời thẻ hình này.

+ CH7.12 mơ tả một con rùa đang bơi trong nước. Ở thẻ hình này, hầu hết trẻ phương pháp khác đều phân loại đúng nhóm yếu tố. Tuy nhiên, một số trẻ nhóm Montessori khơng phân loại thẻ này, do đó tỷ lệ trả lời đúng của nhóm trẻ phương pháp khác cao hơn nhóm trẻ Montessori.

 Những thẻ hình cịn lại thì trực quan hơn với trẻ. Ví dụ: thẻ hình CH7.7 là hình ảnh một gốc cây trong đất, thẻ hình CH7.8 mơ tả cánh đồng với chiếc máy cày…trẻ dễ dàng nhận ra mối liên hệ của hình ảnh này với yếu tố Đất. Thẻ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ảnh hưởng của phương pháp giáo dục montessori đến sự phát triển nhận thức của trẻ 3 – 6 tuổi (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)