Tiêu chuẩn đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ảnh hưởng của phương pháp giáo dục montessori đến sự phát triển nhận thức của trẻ 3 – 6 tuổi (Trang 34 - 36)

9. Phương pháp nghiên cứu

1.2. Cơ sở lý luận về đánh giá trong giáo dục

1.2.5. Tiêu chuẩn đánh giá

Từ điển Hán Việt (61) định nghĩa: Tiêu chuẩn là những chuẩn tắc dùng để đo lường, cân nhắc sự vật. Hoặc có nghĩa là: mẫu mực, quy phạm.

Định nghĩa này giúp chúng ta hiểu, tiêu chuẩn là những quy định, quy tắc được xác định trước, dùng để làm chuẩn mực cho việc đánh giá về sự vật/ hiện tượng.

Trong Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 (42) có đề cập: “Tiêu chuẩn là quy định về các đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, q trình, mơi trường, và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này”.

Như vậy, trong phạm vi định nghĩa chung, tiêu chuẩn mô tả những kết quả tối thiểu cần có của sự vật/ hiện tượng cần đánh giá.

Trong tài liệu giới thiệu về chương trình giáo dục Cambridge hệ quốc tế, chuyên mục về “Các tiêu chuẩn trong giáo dục”, có đề cập quan điểm về nội hàm của tiêu chuẩn đánh giá trong giáo dục như sau: “Trong giáo dục, khái niệm tiêu chuẩn bao gồm cả mô tả về mục tiêu dạy và học (chương trình giáo dục) và những kết quả cần đánh giá. Kết quả từ quá trình đo lường giáo dục cho biết người học đã đạt được những kiến thức, kĩ năng và hiểu biết được yêu cầu nào trong các lĩnh vực cụ thể, và khả năng áp dụng những gì họ đã học vào thực tế. Kết quả của một đánh giá có thể được báo cáo dưới dạng một điểm số hoặc mức, hoặc đơn giản là đỗ hay trượt. Khi kết quả của một đánh giá là đỗ hay trượt, ví dụ như bài kiểm tra kỹ năng lái xe, kết quả đỗ có nghĩa là người được đánh giá đã đạt được mức tối thiểu được cho là cần thiết nhưng nó khơng thể hiện họ có phải là một người lái xe xuất sắc hay không.”

Tác giả nhận thấy, mơ tả nói trên của tài liệu thể hiện tương đối rõ ràng nội dung nội hàm của tiêu chuẩn trong giáo dục:

- Bao gồm: mục tiêu giáo dục (xác định trước quá trình giáo dục) và kết quả cần đánh giá (xác định sau quá trình giáo dục).

- Kết quả giáo dục cho biết người học đã đạt được những gì và đến đâu về những kiến thức và kĩ năng cụ thể đã được yêu cầu trong mục tiêu giáo dục.

- Tiêu chuẩn đánh giá giáo dục thể hiện một chuẩn mực cần đạt được về kết quả của quá trình giáo dục. Chuẩn mực này có tính chất chung nhất, áp dụng cho tất cả mọi đối tượng trong cùng nhóm tương đồng đó.

Như vậy, giữa tiêu chí và tiêu chuẩn có một số điểm khác biệt như:

Tiêu chí Tiêu chuẩn

- Đề cập đến nhận định cần đánh giá về các thành tố của đối tượng cần đánh giá.

- Đề cập đến những quy định tối thiểu cần đạt được để đảm bảo mục tiêu mong đợi.

nghiệm,… đo lường. - Cung cấp thông tin cụ thể về mức độ

giá trị đo được của sản phẩm/ hoạt động

- Cung cấp thông tin về tương quan vị trí giữa kết quả đánh giá về sản phẩm/ hoạt động với quy định chung.

- Thường đánh giá trên diện hẹp, chỉ bao gồm một hoặc một vài mục tiêu đánh giá

- Thường bao gồm trên diện rộng, bắt buộc phải bao quát toàn bộ các khía cạnh của đối tượng đánh giá trước khi đưa ra kết luận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ảnh hưởng của phương pháp giáo dục montessori đến sự phát triển nhận thức của trẻ 3 – 6 tuổi (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)