.Thống kê 1 số câu trả lời của trẻ đạt mức sáng tạo 3 điểm CH19

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ảnh hưởng của phương pháp giáo dục montessori đến sự phát triển nhận thức của trẻ 3 – 6 tuổi (Trang 137 - 143)

Bảng 3 .11 Tỷ lệ trả lời đúng từn gơ trống ở mỗi nhóm CH17

Bảng 3.15 .Thống kê 1 số câu trả lời của trẻ đạt mức sáng tạo 3 điểm CH19

STT Câu trả lời thuộc nhóm trẻ Montessori

Câu trả lời thuộc nhóm trẻ phương pháp khác

1 (Viết thư): Có một cơ bé lên lớp 1, đi học về xong cô bé gửi thư cho bạn, cô bé quay về nhà chơi với em, 2 chị em chơi xong đi ngủ.

Cô bé viết thư cho bà ngoại, viết thư xong cô bé mang ra hòm thư để gửi cho bà.

2 Cô bé mua bánh gato chúc mừng sinh nhật mẹ, xong mẹ thổi hết nến và mọi người ăn bánh gato

Hôm nay là sinh nhật bạn Hà, bạn mời 2 bạn cùng lớp đến chơi, các bạn tặng quà rồi thổi nến chúc mừng sinh nhật bạn.

3 Bạn đang đi học thì trời mưa, bạn khơng sợ mưa ướt vì bạn đã có ơ che rồi. Bạn vừa mở ơ lên thì trời tạnh mưa nên bạn lại phải thu ô lại.

Bạn Nấm ra vườn chơi, thấy nhiều bông hoa rất đẹp, bạn chọn bông hoa đẹp nhất mang về cắm vào lọ.

4 Bạn đang ở khách sạn, bạn ngủ dậy, mặc quần áo và đánh răng xong thì bạn đói q, bạn đi xuống nhà tìm mẹ để ăn sáng. Ăn sáng xong bạn cùng chị đi tắm biển.

Có bạn nhỏ rất yêu hoa, ra vườn hái hoa về cắm vào lọ để trên bàn.

5 Nam đi chơi biển cùng các bạn, Nam cầm xô ra để xúc cát. Các bạn cùng xây tịa tháp, bỗng có 1 con sóng ập tới, tịa tháp bị sụp đổ.

Bạn Nghé viết thư, khi viết thư xong bạn chạy ra gửi thư cho bạn Nam, bạn Nam nhận được vui lắm.

6 Đến sinh nhật của bạn bé, ba mẹ tổ

chức sinh nhật cho cơ: có bánh gato, cơ châm nến, thổi nến và các bạn nói chúc

mừng sinh nhật cơ.

7 Mẹ đi công tác, cô bé viết thư cho mẹ,

cô bé chạy ra hòm thư để để gửi cho mẹ.

8 Cơ bé thích hoa: cơ bé đi hái hóa mang

về cắm vào lọ, xong mang vào bàn nước.

9 Bé ngủ dậy, mặc quần áo và đi sinh

nhật bạn. Bé gặp bạn cùng đi, trời mưa, hai bạn che ô.

10 Bạn được mời đi sinh nhật, bạn ra vườn

hái hoa để tặng sinh nhật bạn.

11 Bé đi ngủ, bé mơ ngủ là đang mặc quần

áo đi chơi.

12 Bé cho cát vào nước, úp xuống và bị

đổ.

13 Bé đi mưa, mở ô che nhưng vẫn bị ướt,

bé về nhà thay quần áo

14 Buổi sáng của Bi: Bi thức dậy đi xuống

giường mặc quần áo xuống nhà đọc giấy. Bi lấy giấy viết thư cho vào phong bì, bỏ vào hòm.

15 Bạn bị ốm, các bạn đến nhà để tổ chức

sinh nhật bạn, bạn đi xuống cầu thang lấy bánh thổi nến.

16 Bạn ngủ dậy được bố mẹ cho đi tắm

biển, bạn gặp bạn ở bãi biển và cùng chơi với cát.

bạn hái hoa, cắm vào lọ mang đến sinh nhật bạn và thổi nến.

18 Bạn được đi tắm biển, chơi ở bãi cát rất

vui, nào là chơi cát chơi xây lâu đài, ôi sao lại đẹp thế, bị gió thổi đổ mất rồi. Hơm nay là sinh nhật tớ, tớ sẽ đi cắm hoa, tớ mời các bạn đến ăn bánh, tớ ước tớ được tặng búp bê Chibi rồi thổi nến.

19 Sinh nhật dễ thương của bạn Mai, bạn

thổi nến, các bạn vỗ tay chúc mừng sinh nhật bạn.

20 Bạn ngủ dậy, gấp chăn gối, mặc quần

áo, đi nhẹ nhàng xuống nhà ăn sáng

Tiểu kết mục 3.2:

 Qua phân tích nội dung các thẻ hình, cách thức thực hiện và kết quả thực hiện của trẻ ở hai nhóm mẫu, tác giả nhận thấy: Có sự ảnh hưởng của PPGD đến sự khác biệt về mức độ phát triển nhận thức của trẻ ở khả năng suy luận.

Một số đặc trưng của PPGD Montessori có thể gây ảnh hưởng tích cực đến khả năng suy luận của trẻ như:

- Cách triển khai nội dung chương trình giáo dục: PPGD Montessori xây dựng bài học cho trẻ từ khái quát đến cụ thể, phân chia nội dung theo đặc trưng của các ngành khoa học chứ không theo mức độ dễ tiếp cận/ quen thuộc với trẻ. Do đó, giúp trẻ có kỹ năng tổng hợp, khái quát hóa cao, kiến thức của trẻ được tiếp cận theo hệ thống, giúp trẻ phát triển khả năng suy luận, tìm ra kiến thức mới từ hệ thống tri thức đã có. Nội dung chương trình trong PPGD Montessori vơ cùng phong phú, tiếp cận đa dạng các vấn đề của môi trường tự nhiên và xã hội, nhờ đó, trẻ Montessori có lượng tri thức phong phú, cơ bản, hệ thống, bao quát.

- Sự phong phú và đầy đủ của các giáo cụ Montessori giúp trẻ được thường xuyên tiếp cận với các hoạt động tư duy bậc cao (so sánh, tổng hợp, dự đoán), từ đó,

trẻ có điều kiện phát triển khả năng phân tích, suy luận. Đồng thời, các giáo cụ trong PPGD Montessori mang tính trực quan cao (mơ hình, mẫu vật, vật thật, thẻ hình, các giáo cụ cảm giác…), đa chức năng, được nghiên cứu phù hợp với hoạt động phát triển nhận thức của trẻ và từng giai đoạn, khả năng phát triển của trẻ. Điều này vừa giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động, vừa phát triển đồng thời nhiều mức độ nhận thức – kỹ năng của trẻ. Ở một phương diện khác, việc hoạt động hoàn toàn trên các giáo cụ trực quan được mô phỏng gần giống vật thật nhất khiến trẻ gặp hạn chế hơn ở không gian tưởng tượng đối với các kiến thức mới được đề cập.

- Cách triển khai hoạt động phát triển nhận thức trong lớp học Montessori: giáo viên khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân liên quan đến phát triển nhận thức (KPTN và KPXH), trẻ được tự do thực hiện hoạt động/ công việc theo cách của mình, trong q trình đó, trẻ lĩnh hội kiến thức được truyền tải thông qua quá trình tương tác với giáo cụ. Cách làm này cho trẻ không gian và thời gian để tập luyện các thao tác suy luận (thử - sai, đưa ra kết luận, khám phá kiến thức mới) một cách chủ động hơn.

Ngoài ra, thời gian và cơ hội thực hành nhiều hơn cũng giúp trẻ rèn luyện các thao tác tư duy tốt hơn: so sánh, phân tích, dự đốn.

Những phân tích ở trên giúp tác giả đi tới việc trả lời cho câu hỏi nghiên cứu: PPGD Montessori và những đặc trưng của nó về nội dung dạy học, cách thức dạy học, phương tiện dạy học, … tác động tích cực đến khả năng suy luận của trẻ ở tiểu lĩnh vực KPTN và KPXH.

 Đối với khả năng nhận biết MTTN, khả năng nhận biết MTXH, kết quả nghiên cứu cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm trẻ, tuy nhiên, qua phân tích từng thẻ hình, tác giả nhận thấy:

- Trẻ Montessori thực hiện tốt hơn ở các u cầu thực nghiệm có tính chất: + Địi hỏi sự phân tích, suy luận từ các thông tin trực quan.

+ Các thơng tin ít quen thuộc (ví dụ con giun đất), cần tiếp cận theo hệ thống thông tin.

- Trẻ phương pháp khác thực hiện tốt hơn ở các u cầu thực nghiệm có tính chất: + Cần sự linh hoạt, tính ước lệ, liên tưởng nhiều hơn trực quan.

Những sự khác biệt trên đều có liên quan đến các đặc trưng của PPGD Montessori: việc xây dựng nội dung chương trình học, cách thức tổ chức lớp học. Tuy nhiên, sự khác biệt này không thể hiện trên tổng điểm kết quả đo lường mức độ nhận biết MTTN – nhận biết MTXH, do ở mỗi tiêu chuẩn đều có những câu hỏi/ thẻ hình nhóm trẻ Montessori có ưu thế hơn và ngược lại. Cách thức tổ chức lớp học nhấn mạnh việc tuân thủ yêu cầu từ phía giáo viên cũng khiến nhóm trẻ phương pháp khác nghiêm túc hơn trong việc thực hiện thực nghiệm, từ đó, đạt được kết quả cao hơn ở một số câu hỏi.

 Về khả năng sáng tạo, kết quả nghiên cứu cho thấy không đưa ra được kết luận có ý nghĩa thống kê về sự khác biệt giữa hai nhóm trẻ. Điều này trái ngược với giả thiết ban đầu. Giả thiết được xây dựng dựa trên lập luận: cách thức tổ chức hoạt động, đặc biệt cách thức hoạt động với giáo cụ, mang tính cá nhân, độc lập, nguyên tắc cao của PPGD Montessori ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sáng tạo của trẻ. Tuy nhiên, qua phân tích kết quả nghiên cứu, tác giả nhận thấy

+ Mặc dù phải hoạt động với giáo cụ theo nguyên tắc, nhưng sau khi nắm bắt được nguyên tắc thực hiện, trẻ Montessori có cơ hội nhiều hơn để tự do hoạt động với giáo cụ đó theo cách của mình. Điều này khơng hề ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sáng tạo của trẻ.

+ Lớp học Montessori đề cao tính kỉ luật và tự giác, nhưng tính kỷ luật và tự giác này được hình thành thơng qua sự tự điều chỉnh của trẻ, nhờ việc quan sát và bắt chước các hành vi mẫu của giáo viên, chứ khơng mang tính bị động theo kiểu bắt buộc. Do đó, trong phạm vi các nguyên tắc lớp học, trẻ được tự do hoạt động, khơng bị bó buộc. Điều này cũng khơng gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sáng tạo của trẻ.

3.3. Ảnh hưởng của các yếu tố khác đến kết quả đo lường mức độ nhận thức của trẻ của trẻ

Nhằm làm rõ câu hỏi: “Có hay khơng tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan khác ngoài các yếu tố đặc trưng của PPGD đến kết quả đo lường mức độ nhận thức của trẻ”, tác giả tiến hành đánh giá thông qua bảng hỏi dành cho giáo viên.

Đối với phần lấy thông tin từ giáo viên về các bất thường có thể có từ sức khỏe thể chất, tinh thần, xáo trộn trong thời gian gần về hồn cảnh sống của trẻ, tác giả khơng ghi nhận được thông tin nào đáng chú ý. Báo cáo duy nhất từ một học sinh Montessori có ghi: “bố mẹ ít quan tâm đến hoạt động của con ở trường”. Xét thấy tỷ lệ và mức độ ảnh hưởng của báo cáo này tới việc tiến hành thực nghiệm của trẻ khơng nhiều, tác giả khơng xét đến nhóm yếu tố này trong bảng hỏi.

 Bảng hỏi gồm các nội dung khảo sát như sau:

(1) Mức độ đầy đủ của đồ dùng học tập – giáo cụ trong lớp học của trẻ (GV2.3.1, GV2.3.2)

Trong số các đồ dùng học tập – giáo cụ, tác giả chia thành hai nhóm:

- Các đồ dùng giáo cụ đã được nhà trường trang bị sẵn (GV2.3.1): bộ giáo cụ - đồ dùng theo tiêu chuẩn, các trang thiết bị phục vụ học tập như máy chiếu, loa đài,…

- Các đồ dùng giáo cụ giáo viên tự tạo (GV2.3.2): các học phẩm, giáo cụ trực quan, mẫu vật, nguyên liệu để trẻ thực hành hoạt động…

Sử dụng chức năng compute để gộp các thông tin này vào 1 biến mới: Giáo cụ trong lớp.

(2) Mức độ hứng thú của trẻ với các hoạt động phát triển nhận thức về môi trường tự nhiên và xã hội (GV3.1, GV3.2, GV3.3): sự hứng thú khi trẻ được giới thiệu hoạt động mới và khi được tham gia trực tiếp vào hoạt động.

Sử dụng chức năng compute để gộp 3 biến này vào 1 biến mới: Hứng thú của trẻ. (3) Mức độ thường xuyên các hành động của trẻ trong giờ hoạt động phát triển nhận thức về môi trường tự nhiên và xã hội (GV3.4, GV3.5, GV3.6, GV3.7, GV3.8, GV3.9, GV3.10, GV3.11): trẻ thực hiện các hành động như tập trung chú ý tham gia, thường xuyên phát biểu ý kiến, giải thích được các hiện tượng, chủ động lựa chọn các hoạt động có liên quan.

Sử dụng chức năng compute để gộp 8 biến này vào 1 biến mới: Hoạt động của trẻ.

(4) Số năm kinh nghiệm của giáo viên (GV4)

tham gia khảo sát, số năm kinh nghiệm của các cô dao động từ 2 đến 12 năm.  Tác giả tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa các biến trên bằng phương pháp phân tích hệ số tương quan Pearson (thơng qua chức năng Correlate của SPSS) giữa các biến quan sát và tổng điểm đạt được của học sinh. Kết quả được thể hiện trong bảng dưới đây:

Tương quan với tổng điểm thực nghiệm của trẻ

Hứng thú của trẻ Hoạt động của trẻ Giáo cụ trong lớp Số năm kinh nghiệm của GV Hệ số tương quan Pearson 0.304 ** 0.483** 0.196* 0.143 Sig. của kiểm định

Pearson 0.002 0.000 0.050 0.154

Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).** Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).*

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ảnh hưởng của phương pháp giáo dục montessori đến sự phát triển nhận thức của trẻ 3 – 6 tuổi (Trang 137 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)