Ảnh hưởng của các yếu tố khác đến kết quả đo lường mức độ nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ảnh hưởng của phương pháp giáo dục montessori đến sự phát triển nhận thức của trẻ 3 – 6 tuổi (Trang 141)

9. Phương pháp nghiên cứu

3.3. Ảnh hưởng của các yếu tố khác đến kết quả đo lường mức độ nhận

+ Mặc dù phải hoạt động với giáo cụ theo nguyên tắc, nhưng sau khi nắm bắt được nguyên tắc thực hiện, trẻ Montessori có cơ hội nhiều hơn để tự do hoạt động với giáo cụ đó theo cách của mình. Điều này khơng hề ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sáng tạo của trẻ.

+ Lớp học Montessori đề cao tính kỉ luật và tự giác, nhưng tính kỷ luật và tự giác này được hình thành thơng qua sự tự điều chỉnh của trẻ, nhờ việc quan sát và bắt chước các hành vi mẫu của giáo viên, chứ khơng mang tính bị động theo kiểu bắt buộc. Do đó, trong phạm vi các nguyên tắc lớp học, trẻ được tự do hoạt động, khơng bị bó buộc. Điều này cũng khơng gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sáng tạo của trẻ.

3.3. Ảnh hưởng của các yếu tố khác đến kết quả đo lường mức độ nhận thức của trẻ của trẻ

Nhằm làm rõ câu hỏi: “Có hay khơng tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan khác ngoài các yếu tố đặc trưng của PPGD đến kết quả đo lường mức độ nhận thức của trẻ”, tác giả tiến hành đánh giá thông qua bảng hỏi dành cho giáo viên.

Đối với phần lấy thông tin từ giáo viên về các bất thường có thể có từ sức khỏe thể chất, tinh thần, xáo trộn trong thời gian gần về hoàn cảnh sống của trẻ, tác giả không ghi nhận được thông tin nào đáng chú ý. Báo cáo duy nhất từ một học sinh Montessori có ghi: “bố mẹ ít quan tâm đến hoạt động của con ở trường”. Xét thấy tỷ lệ và mức độ ảnh hưởng của báo cáo này tới việc tiến hành thực nghiệm của trẻ khơng nhiều, tác giả khơng xét đến nhóm yếu tố này trong bảng hỏi.

 Bảng hỏi gồm các nội dung khảo sát như sau:

(1) Mức độ đầy đủ của đồ dùng học tập – giáo cụ trong lớp học của trẻ (GV2.3.1, GV2.3.2)

Trong số các đồ dùng học tập – giáo cụ, tác giả chia thành hai nhóm:

- Các đồ dùng giáo cụ đã được nhà trường trang bị sẵn (GV2.3.1): bộ giáo cụ - đồ dùng theo tiêu chuẩn, các trang thiết bị phục vụ học tập như máy chiếu, loa đài,…

- Các đồ dùng giáo cụ giáo viên tự tạo (GV2.3.2): các học phẩm, giáo cụ trực quan, mẫu vật, nguyên liệu để trẻ thực hành hoạt động…

Sử dụng chức năng compute để gộp các thông tin này vào 1 biến mới: Giáo cụ trong lớp.

(2) Mức độ hứng thú của trẻ với các hoạt động phát triển nhận thức về môi trường tự nhiên và xã hội (GV3.1, GV3.2, GV3.3): sự hứng thú khi trẻ được giới thiệu hoạt động mới và khi được tham gia trực tiếp vào hoạt động.

Sử dụng chức năng compute để gộp 3 biến này vào 1 biến mới: Hứng thú của trẻ. (3) Mức độ thường xuyên các hành động của trẻ trong giờ hoạt động phát triển nhận thức về môi trường tự nhiên và xã hội (GV3.4, GV3.5, GV3.6, GV3.7, GV3.8, GV3.9, GV3.10, GV3.11): trẻ thực hiện các hành động như tập trung chú ý tham gia, thường xuyên phát biểu ý kiến, giải thích được các hiện tượng, chủ động lựa chọn các hoạt động có liên quan.

Sử dụng chức năng compute để gộp 8 biến này vào 1 biến mới: Hoạt động của trẻ.

(4) Số năm kinh nghiệm của giáo viên (GV4)

tham gia khảo sát, số năm kinh nghiệm của các cô dao động từ 2 đến 12 năm.  Tác giả tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa các biến trên bằng phương pháp phân tích hệ số tương quan Pearson (thơng qua chức năng Correlate của SPSS) giữa các biến quan sát và tổng điểm đạt được của học sinh. Kết quả được thể hiện trong bảng dưới đây:

Tương quan với tổng điểm thực nghiệm của trẻ

Hứng thú của trẻ Hoạt động của trẻ Giáo cụ trong lớp Số năm kinh nghiệm của GV Hệ số tương quan Pearson 0.304 ** 0.483** 0.196* 0.143 Sig. của kiểm định

Pearson 0.002 0.000 0.050 0.154

Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).** Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).*

Bảng 3.16. Mối tương quan giữa các biến ảnh hưởng và điểm số của trẻ

Qua bảng trên ta thấy:

- Xét Sig. của kiểm định Pearson:

. Nếu sig. > 0.05: hai biến không có tương quan với nhau. . Nếu sig. <0.05: hai biến có tương quan với nhau

+ Các biến Hứng thú của trẻ, Hoạt động của trẻ và Giáo cụ trong lớp học có tương quan với tổng điểm thực nghiệm. Giá trị Sig. của các biến nhỏ hơn 0.05.

+ Biến Số năm kinh nghiệm của giáo viên không có tương quan với tổng điểm thực nghiệm. Giá trị Sig. của biến lớn hơn 0.05 (sig. = 0.154)

- Xét hệ số tương quan của các biến:

+ Yếu tố Hoạt động của trẻ có tương quan chặt chẽ nhất với tổng điểm thực nghiệm.

+ Yếu tố Giáo cụ trong lớp có tương quan ít chặt chẽ nhất với tổng điểm thực nghiệm (ở đây chỉ xét các mức độ đầy đủ của giáo cụ trong lớp, tùy thuộc yêu cầu đối với từng PPGD)

Tiểu kết mục 3.3

- Khơng có mối tương quan giữa các yếu tố khách quan từ môi trường lớp học (sự đầy đủ của đồ dùng – giáo cụ, số năm kinh nghiệm của giáo viên) ảnh hưởng đến kết quả thực hiện bảng thực nghiệm mức độ phát triển nhận thức của trẻ.

- Có mối tương quan tỷ lệ thuận giữa hứng thú hoạt động và mức độ thực hiện các hành động tích cực của trẻ (tập trung chú ý, thường xuyên phát biểu, thường xuyên đặt câu hỏi, giải thích hợp lý các hiện tượng xung quanh, chủ động tham gia hoạt động) trong các hoạt động phát triển nhận thức về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội với kết quả thực hiện bảng thực nghiệm.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

 Từ những phân tích trên, tác giả đi đến kết luận về mức độ ảnh hưởng của PPGD Montessori đến sự phát triển nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi ở hai tiểu lĩnh vực KPTN và KPXH như sau:

- Khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tổng điểm thực hiện phiếu thực nghiệm giữa hai nhóm trẻ Montessori và phương pháp khác.

- Phân nhóm câu hỏi theo nội dung tiêu chuẩn đánh giá, nhận thấy có sự khác biệt trên 1 số nhóm giữa các nhóm trẻ ở tỷ lệ trả lời đúng các câu hỏi và tìm đúng thẻ hình.

+ Nhóm câu hỏi về khả năng nhận biết môi trường tự nhiên: khơng có sự khác biệt.

+ Nhóm câu hỏi về khả năng nhận biết mơi trường xã hội: khơng có sự khác biệt. + Nhóm câu hỏi về khả năng suy luận: nhóm trẻ Montessori thực hiện với kết quả tốt hơn.

+ Nhóm câu hỏi về khả năng sáng tạo: khơng có sự khác biệt.

Qua đó, tác giả trả lời câu hỏi thứ nhất của đề tài nghiên cứu như sau:

- PPGD Montessori có ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi ở hai tiểu lĩnh vực KPTN và KPXH, thể hiện ở khả năng suy luận của trẻ.

 Để trả lời câu hỏi thứ hai của đề tài, tác giả thực hiện phân tích các nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt của PPGD Montessori so với PPGD phương pháp khác, nhận thấy chính những đặc trưng của PPGD này đã tạo nên sự ảnh hưởng đến khả năng suy luận của trẻ, thể hiện ở:

- Cách thức triển khai và nội dung giáo dục. - Phương tiện – giáo cụ học tập.

- Cách thức tổ chức hoạt động của giáo viên.

 Khi phân tích thống kê để phát hiện các yếu tố bên ngồi và bên trong có thể tác động đến mức độ phát triển nhận thức của trẻ, tác giả nhận thấy:

- Yếu tố đầy đủ của giáo cụ và số năm kinh nghiệm của giáo viên khơng có mối tương quan gì với mức độ phát triển nhận thức của trẻ.

- Sự thể hiện tích cực về hứng thú của chính bản thân trẻ và hành động của trẻ thể hiện khi tham gia các hoạt động phát triển nhận thức (về KPTN và KPXH) có mối tương quan tỷ lệ thuận với kết quả trẻ đạt được ở phiếu thực nghiệm.

Kết luận

Việc áp dụng PPGD Montessori có ảnh hưởng tích cực đến khả năng suy luận của trẻ, tuy nhiên chưa cho thấy sự khác biệt ở các tiêu chuẩn đo lường về khả năng nhận biết môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và khả năng sáng tạo của trẻ. Do đó, chưa thể đưa ra nhận định về tính ưu việt của PPGD Montessori so với các cách thức triển khai chương trình giáo dục mầm non khác. Ngược lại, khi áp dụng PPGD Montessori vào thực tế giảng dạy tại cơ sở, người quản lý và giáo viên cần ý thức rõ được các ưu điểm và mặt hạn chế của phương pháp để có biện pháp điều chỉnh, khắc phục phù hợp, đảm bảo hiệu quả giáo dục chung, thể hiện trên các mức độ phát triển của trẻ. Đồng thời, hiệu quả của việc áp dụng các phương pháp giáo dục mầm non khác ngồi Montessori là yếu tố tích cực ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức của trẻ, khắc phục được một số hạn chế về giáo cụ học tập, cách thức tổ chức lớp học.

4.2. Khuyến nghị

PPGD Montessori đã bắt đầu du nhập và được áp dụng tại Việt Nam từ cách đây hơn 10 năm, thực tế áp dụng phương pháp vào các cơ sở giáo dục cho thấy các nhà trường cũng đã có sự điều chỉnh về cách thức tổ chức và xây dựng chương trình, nội dung hoạt động với trẻ cũng như kết hợp các phương pháp, nội dung giáo dục khác để hồn thiện chương trình hoạt động của mình. Tuy nhiên, do hình thức quản lý chưa thống nhất, về mặt khoa học cũng chưa có nhiều nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá việc áp dụng phương pháp nên vẫn còn một số hạn chế nhất định đối với việc triển khai phương pháp. Thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài và thông tin phỏng vấn từ các cơ sở giáo dục đã và đang áp dụng PPGD Montessori, tác giả xin đưa ra một số khuyến nghị nhằm khắc phục những tồn tại trong thực tế áp dụng phương pháp, tăng hiệu quả triển khai ở các cơ sở giáo dục và cống hiến một vài ý kiến đóng góp với các đơn vị quản lý giáo dục có kế hoạch đưa PPGD Montessori vào thực hiện.

4.2.1. Khuyến nghị đối với đơn vị quản lý giáo dục

Cơ quan quản lý nên tìm kiếm, hỗ trợ thêm các nghiên cứu khách quan, khoa học, hệ thống về hiệu quả thực hiện, các mặt hạn chế, ưu điểm và hướng triển khai PPGD Montessori trước khi hướng tới việc triển khai mở rộng.

Cơ quan quản lý cần có sự hướng dẫn, tập huấn cho các đơn vị thành viên về định hướng, cách thức triển khai, mục đích, các nguồn lực cần có về việc triển khai phương pháp, tránh sự bối rối, không thống nhất khi thực hiện dẫn đến không đạt mục tiêu giáo dục như mong đợi.

Cơ quan quản lý cần cân nhắc đến vấn đề chi phí triển khai để có thể đề xuất các biện pháp hỗ trợ cơ sở giáo dục muốn áp dụng PPGD Montessori, đảm bảo chất lượng về môi trường hoạt động, giáo cụ, chất lượng giáo viên. Có thể nghĩ đến một số hình thức hỗ trợ như: đào tạo giáo viên tập trung nhằm giảm chi phí, đảm bảo chất lượng đầu ra; hợp tác với đơn vị cung cấp giáo cụ để hạ thấp chi phí; có bộ phận tư vấn chun môn cho các cơ sở….

4.2.2. Khuyến nghị đối với các cơ sở giáo dục

Nghiên cứu, tìm hiểu kỹ thơng tin, thực hiện đánh giá thực trạng và lập kế hoạch nghiêm túc, toàn diện trước khi quyết định áp dụng PPGD Montessori vào chương trình hoạt động của nhà trường, không áp dụng theo kiểu xu thế, trào lưu mà khơng có định hướng rõ ràng, tránh làm ảnh hưởng đến kết quả giáo dục.

Đối với cơ sở đang áp dụng PPGD Montessori, cần có lộ trình đánh giá hiệu quả thực hiện phù hợp và xin ý kiến tư vấn của các chuyên gia trong quá trình hoạt động, nhằm kịp thời khắc phục các khó khăn, hạn chế phát sinh khi áp dụng phương pháp tại cơ sở. Đơn vị cũng cần thực hiện nghiêm túc các yêu cầu, đặc trưng của phương pháp, tránh tình trạng gắn mác PPGD Montessori nhưng thực tế lại không triển khai đúng nguyên tắc. Đơn vị cần căn cứ trên thực tế hoạt động của cơ sở mình để có sự phân tích về khó khăn – thuận lợi, thành tựu – tồn tại, đưa ra giải pháp hỗ trợ phù hợp, chẳng hạn, để tránh việc trẻ có ít khơng gian sáng tạo nếu tham gia quá nhiều hoạt động cá nhân, nhà trường cần tăng cường các hoạt động bổ trợ như giờ hoạt động nhóm, hoạt động ngoại khóa, làm phong phú các cách tiếp cận bài học …

4.2.3. Khuyến nghị đối với giáo viên

Đối với giáo viên Montessori, cần tham gia bài bản, nghiêm túc các khóa đào tạo về phương pháp, bổ sung, nâng cao liên tục để đáp ứng yêu cầu thực tiễn giáo dục. Giáo viên cũng cần căn cứ trên trình độ, đặc điểm của học sinh để đưa các bài học một cách linh hoạt, hấp dẫn, tăng cường các hoạt động tưởng tượng, sáng tạo, mở rộng không gian tư duy của trẻ, có biện pháp khen thưởng, động viên phù hợp để thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động.

Đối với giáo viên mầm non nói chung, các cơ cần tham khảo, tìm hiểu thêm về nhiều PPGD khác để làm phong phú và phát triển kỹ năng tổ chức lớp học, củng cố các nguyên tắc giáo dục trong thời đại mới, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục. Các cô ý thức được các hạn chế trong thực tế hoạt động giáo dục tại cơ sở của mình, từ đó làm việc thêm với nhà quản lý, phụ huynh và học sinh, tìm ra các giải pháp khắc phục hiệu quả. Các cơ cần có tư tưởng cầu thị, đổi mới, tích cực, chủ động, đặt mục tiêu giáo dục hiệu quả lên hàng đầu để nhanh chóng bắt nhịp với các PPGD tiên tiến trên thế giới.

4.3. Hạn chế của nghiên cứu

 Giới hạn bởi phạm vi nghiên cứu, đề tài tồn tại một số hạn chế như:

- Địa bàn nghiên cứu triển khai ở các trường trong nội thành thành phố Hà Nội, do đó, kết quả nghiên cứu chỉ đúng với khách thể nghiên cứu được giới hạn: Trẻ em 5 tuổi trong địa bàn nội thành Hà Nội.

- Đề tài giới hạn ở việc chỉ đo lường mức độ nhận thức của trẻ trên hai tiểu lĩnh vực: khám phá tự nhiên và khám phá xã hội. Với các lĩnh vực phát triển khác của trẻ, kết luận của đề tài chỉ mang tính tham khảo.

- Mặc dù đã cố gắng giảm thiểu, nhưng do nội dung nghiên cứu hướng vào lĩnh vực khám phá xã hội nên trong các câu hỏi thực nghiệm sẽ có thể mang tính chất thời điểm và vùng miền. Do đó, kết quả nghiên cứu có thể thay đổi khi có sự thay đổi về thời gian và địa bàn nghiên cứu.

 Do giới hạn thời gian và nguồn lực thực hiện cũng như chính sách hỗ trợ từ phía các địa điểm tiến hành thực nghiệm, trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã gặp một số khó khăn có ảnh hưởng đến việc thực hiện và kết quả của nghiên cứu như

sau:

- Khó khăn trong tiếp cận khách thể nghiên cứu: do đặc thù đảm bảo an toàn và nguyên tắc quản lý của trường mầm non, tác giả không tiếp cận trực tiếp được với trẻ để tiến hành thực nghiệm, cần phải triển khai thơng qua giáo viên. Mặc dù có hướng dẫn, tập huấn giáo viên về mục đích và cách thức tiến hành thực nghiệm trước khi khảo sát chính thức, tuy nhiên cần xác định việc điều kiện tiến hành thực nghiệm có thể khơng đồng nhất với tất cả các khách thể tham gia nghiên cứu. Do đó, có thể dẫn đến sai số trong kết quả nghiên cứu. Bên cạnh đó, khó khăn trong tiếp cận khách thể nghiên cứu cũng khiến tác giả không thực hiện chọn mẫu ngẫu nhiên theo hệ thống mà sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.

- Khó khăn trong thực hiện các phương pháp nghiên cứu: tác giả không thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ảnh hưởng của phương pháp giáo dục montessori đến sự phát triển nhận thức của trẻ 3 – 6 tuổi (Trang 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)