9. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Chương trình giáo dục mầm non Việt Nam và Bộ chuẩn phát triển trẻ
1.5.3. Giáo dục phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục mầm
Trong giáo dục mầm non, có nhiều xu hướng phân loại các thành tố của nội dung giáo dục. Tuy nhiên, dù cách thức phân loại như thế nào, các chương trình giáo dục đều xoay quanh những nội dung tập trung vào việc phát triển toàn diện cho trẻ về các mặt: sức khỏe thể chất – tinh thần, trí tuệ, cảm xúc, khả năng giao tiếp, quan hệ xã hội, các kỹ năng sống và tâm thế sẵn sàng để thích nghi với các điều kiện hoạt động xã hội trước mắt.
Chương trình giáo dục mầm non của Việt Nam được chia thành bốn lĩnh vực lớn, bao gồm:
- Lĩnh vực phát triển thể chất. - Lĩnh vực phát triển nhận thức. - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ.
- Lĩnh vực phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mỹ.
Tùy thuộc các giai đoạn phát triển của trẻ, mỗi lĩnh vực có mục tiêu cụ thể, nội dung triển khai rõ ràng, kế hoạch hoạt động và hướng dẫn thực hiện, nhằm đảm bảo việc triển khai chương trình đồng bộ, khoa học trên cả nước, đảm bảo chất lượng và hoàn thành nhiệm vụ mục tiêu của giáo dục mầm non.
Lĩnh vực phát triển nhận thức là một lĩnh vực vô cùng quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non. Các thao tác nhận thức như nhận biết, so sánh, phân loại, quan sát, tập trung, ghi nhớ, sáng tạo… được chú trọng rèn luyện trong các hoạt động hàng ngày, nhằm giúp trẻ có kĩ năng nhận biết và giải quyết vấn đề. Việc được tiếp cận với yêu cầu giải quyết vấn đề từ đơn giản đến phức tạp giúp trẻ làm quen và
thành thạo với các thao tác nhận thức này, hình thành thói quen tư duy, phản xạ với các tình huống có vấn đề và làm phong phú kiến thức, kinh nghiệm của trẻ.
Những nội dung giáo dục mầm non liên quan đến lĩnh vực phát triển nhận thức được trình bày rất cụ thể trong các tài liệu ban hành chính thức cũng như những tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình, tài liệu đào tạo giáo viên,… như: Chương trình giáo dục mầm non, Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non các lứa tuổi, Module Giáo dục phát triển nhận thức dành cho giáo viên (dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non),…
Trong lĩnh vực phát triển nhận thức của chương trình giáo dục mầm non, các nội dung được khoanh vùng trong 3 nhóm:
+ Nhận thức về tốn
+ Nhận thức về khám phá khoa học + Nhận thức về khám phá xã hội
Chương trình giáo dục mầm non cải cách cho phép tiếp cận theo phương pháp lấy trẻ làm trung tâm. Đối với lĩnh vực phát triển nhận thức, chương trình đặt ra những mục tiêu rất rõ ràng – chương trình giáo dục mầm non cần giúp trẻ
+ Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tịi các sự vật, hiện tượng xung quanh. + Có khả năng quan sát, phân loại, so sánh, phán đốn, chú ý, ghi nhớ có chủ định. + Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng các cách thức khác nhau (hành động, lời nói, hình ảnh…) với ngơn ngữ nói là chủ yếu.
+ Có một số hiểu biết ban đầu với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, một số khái niệm sơ đẳng về tốn.
Đối với 2 nhóm nhận thức KPKH và KPXH, chương trình giáo dục mầm non của Việt Nam yêu cầu hướng trẻ đến việc tiếp cận với những sự vật, hiện tượng gần gũi, thân thuộc với trẻ.
Cụ thể như sau:
Khía cạnh KPKH đề cập đến những nội dung như: - Các bộ phận của cơ thể con người:
+ Giác quan
- Đồ vật: + Đồ dùng + Đồ chơi
+ Phương tiện giao thông - Hệ động thực vật:
+ Động thực vật quen thuộc
+ Tăng trưởng và chu kỳ sống của động thực vật - Hiện tượng thiện nhiên:
+ Khí hậu và mùa
+ Ngày, đêm, mặt trời và mặt trăng + Nước
+ Ánh sáng + Khơng khí
+ Đất, cát, khống sản,…
Trong quá trình phát triển nhận thức về KPKH, trẻ được tiếp cận với các khái niệm, thuật ngữ khoa học, bước đầu quan sát, tìm hiểu, mơ phỏng lại các sự vật, hiện tượng khoa học xung quanh và được dẫn dắt, khuyến khích để phát hiện những thông tin mới với trẻ.
Hoạt động của trẻ và giáo viên trong q trình KPKH được mơ tả trong bảng sau:
Hoạt động của trẻ Vai trò của giáo viên
Quan sát Cung cấp: công cụ, vật liệu, không gian, đối tượng, ý tưởng,…
Dự đốn Gợi ý
Thí nghiệm Mở rộng, dẫn dắt, đặt câu hỏi Giải thích
Phân loại
Hỏi
Mơ tả lại những gì trẻ thực hiện/ trình bày Tóm tắt hành động của trẻ
Báo cáo Cung cấp nguyên vật liệu (giấy, bút, đồ dùng làm mơ hình….)
Khía cạnh KPXH đề cập đến những nội dung như: - Trẻ em, bản thân – giới tính, đặc điểm, sở thích.
- Gia đình - Nghề nghiệp
- Danh lam thắng cảnh
- Lễ hội và sự kiện văn hóa…
Những hiểu biết về xã hội liên quan đến các hiểu biết về bản thân trẻ, gia đình, cộng đồng, mối liên hệ giữa trẻ và cộng đồng. Đồng thời, KPXH còn liên quan đến việc xây dựng các giá trị cho trẻ như việc tơn trọng người khác, niềm tin, tín ngưỡng,… Trẻ có thể tìm hiểu và thích ứng với cách thức mà cộng đồng xung quanh đang thực hiện để có thể phù hợp và hịa nhập với cộng đồng.
Như vậy, lĩnh vực phát triển nhận thức trong chương trình giáo dục mầm non của Việt Nam thể hiện tính bao quát, đầy đủ, hướng đến mục tiêu của giáo dục mầm non.