Là thời gian họ ngồi ngắm tường

Một phần của tài liệu Tại Sao Bơi Cùng Cá Mập Mà Không Bị Nuốt Chửng ? (Trang 111 - 113)

Có một câu chuyện lan truyền trong giới kinh doanh, rằng một người quản lý tặng đôi vé xem Bản giao hưởng bỏ dở của Schubert cho một nhân viên là chuyên gia về hiệu quả, và nhận được bản báo cáo sau buổi biểu diễn như sau:

1. Trong những khoảng thời gian dài, bốn nghệ sĩ kèn oboe khơng làm gì cả. Cần giảm số này, chia việc cho những nghệ sĩ khác trong dàn nhạc.

2. Bốn mươi nghệ sĩ violin chơi nốt nhạc y hệt nhau. Không cần trùng lặp như vậy, cần giảm mạnh số nghệ sĩ trong nhóm này. Có thể dùng âm ly điện tử khi muốn tăng âm lượng.

3. Tốn quá nhiều công sức khi chơi các nốt móc đơn/móc đơi. Đây là sự tinh tế quá mức cần thiết, và tôi đề xuất là tất cả nốt nhạc cần làm trịn lên gần nhất tới nốt móc đơn. Khi đó, chỉ cần nghệ sĩ tập sự và chỉ huy đơn giản là có thể làm được.

4. Việc nhóm nghệ sĩ kèn Cor chơi các đoạn chuyển đổi là phí phạm, vì đã có bộ dây làm

nhiệm vụ này. Nếu cắt được những đoạn nhạc chuyển thừa thãi, thời gian chơi bản giao hưởng chỉ còn hai mươi phút. Và nếu Schubert chú ý tới tất cả những vấn đề trên, thì ơng đã có thể hồn thành được bản giao hưởng của mình.

Hiệu quả từ sáng tạo là thứ không thể đo đếm được. Nhưng đừng đánh đồng hoạt động với hiệu quả. Những nhân viên chủ chốt cần được trả lương cho việc nhìn bức tranh tổng thể. Đừng để họ bị chìm đắm trong hàng loạt các cuộc họp hành vô bổ và đống giấy tờ lộn xộn. Thỉnh thoảng hãy hủy buổi họp chiều thứ sáu, hủy một hai cuộc họp sáng thứ hai, nói với họ rằng bạn muốn họ ngồi lại bàn trong thời gian chuẩn bị và tham gia họp, và nghĩ về một ý tưởng căn bản. Chắc sẽ nghĩ ra vài thứ mà trước đây họ chưa từng nghĩ tới. Đừng bắt họ nộp kết quả ngay. Hãy chờ đợi để có những bất ngờ tiếp theo.

Nếu thấy một nhân viên chỉ ngồi ngắm bức tường, như những nghệ sĩ kèn oboe,bạn đừng nên ghi lại trong báo cáo, mà hãy tới chúc mừng họ nào.

Đó chính là lúc họ làm được những điều tốt nhất cho cơng ty. Họ đang suy nghĩ, và đây là việc khó nhất, giá trị lớn nhất với mỗi người. Việc này giúp bạn là chính mình. NGHĨ: từ duy nhất mà Thomas J. Watson đưa ra cho IBM nhiều thập kỷ trước. NGHĨ chưa bao giờ tách rời khỏi IBM, ngay cả trong thời kỳ khó khăn nhất. Sau khi Lou Gerstner tài ba xoay chuyển tình thế kinh doanh, thơng điệp này vẫn giữ nguyên tầm quan trọng như lúc đầu. Thậm chí bạn có thể thấy cả giấy ghi chép suy nghĩ trong các sản phẩm của IBM.

BÀI 45

Một phần của tài liệu Tại Sao Bơi Cùng Cá Mập Mà Không Bị Nuốt Chửng ? (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)