Phép so màu và đo quang 1 Nguyên tắc

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH THỰC PHẨM (Trang 49 - 50)

I 2+ 2OH 2 + H2O O

KIỂM NGHIỆM THỰC PHẨM BẰNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CÔNG CỤ

3.1.3 Phép so màu và đo quang 1 Nguyên tắc

3.1.3.1 Nguyên tắc

Chiếu qua mẫu vùng phân tích chùm tia bức xạ vùng thấy được, cấu tử khảo sát sẽ hấp thu bức xạ λi thích hợp tạo cho mẫu có một màu xác định.

• Màu của vật rắn: do sự phản xạ đến mắt của ánh sáng trắng sau khi bị mất đi một số bức xạ do bị vật hấp thu.

• Màu của dung dịch trong suốt, do sự truyền suốt đến mắt của ánh sáng trắng sau khi mất đi một số bức xạ do cấu tử trong dung dịch hấp thu.

Như vậy, màu của vật rắn hay màu của dung dịch là màu bổ túc của màu của những bức xạ bị hấp thu so với ánh sáng trắng:

Bức xạ bị hấp thu λ(nm) Màu bức xạ bị hấp thu Màu bổ túc

400-460 Tím Vàng lục 460-490 Xanh Vàng cam 490-575 Lục Tím đỏ 575-590 Vàng Xanh 590-630 Cam Xanh lục 630-780 Đỏ Lục

Nếu dung dịch hấp thu bức xạ vùng tử ngoại, ánh sáng trắng sẽ truyền suốt hoàn toàn đến mắt: dung dịch không màu.

Dung dịch có màu khi chứa cấu tử có khả năng hấp thu vùng bức xạ nhìn thấy được. Do đó khi định lượng bằng phương pháp quang phổ hấp thu thấy được còn gọi là phương pháp so màu hay đo màu hay so màu (bằng mắt hay bằng máy). Dung dịch có nồng độ càng cao, khả năng hấp thu của mẫu càng mạnh, cường độ ánh sáng đến mắt càng yếu, dung dịch có màu càng sẫm

• Nếu dùng phương pháp so màu bằng mắt: so màu của dung dịch phân tích với dung dịch chuẩn biết trước nồng độ (cùng điều kiện, cùng cấu tử khảo sát). Nếu 2 dung dịch có cường độ màu như nhau thì có cùng nồng độ.

• Nếu dùng phép đo màu bằng máy đo: sau khi qua dung dịch, quang năng của các bức xạ truyền qua dung dịch sẽ được biến thành điện năng (hay một dạng năng lượng khác) và máy đo sẽ cho ta độ hấp thu A hay độ truyền suốt T của dung dịch đối với bức xạ đã qua dung dịch khảo sát. Từ các giá trị của A và T ta sẽ xác định được nồng độ của các cấu tử trong dung dịch theo nhiều cách khác nhau và dựa vào định luật Lambert - Beer.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH THỰC PHẨM (Trang 49 - 50)