I 2+ 2OH 2 + H2O O
PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU VI SINH BẰNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THỐNG
4.1 Các phương pháp thu, bảo quản và chuẩn bị mẫu
4.1.3 Đặc điểm của mẫu
Trong đa số các trường hợp, việc phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm là nhằm xác định sự hiện diện hay không của một hay một số loài vi sinh vật gây bệnh nhất định trong mẫu. Hầu hết các phương pháp chuẩn để phân tích vi sinh vật trong các mẫu nước và thực phẩm được xây dựng từ các phương pháp phân tích vi sinh vật bệnh phẩm. Tuy nhiên, khác với mẫu bệnh phẩm, các mẫu nước và thực phẩm có một số đặc điểm sau:
- Mật độ vi sinh vật trong nước và thực phẩm thường thấp hơn từ vài chục đến vài triệu lần so với trong bệnh phẩm.
- Trong mẫu bệnh phẩm, vi sinh vật gây bệnh thường ở trong trạng thái tăng trưởng tốt và hiện diện khá đồng nhất trong mẫu. Ngược lại, trong mẫu thực phẩm, vi sinh vật khơng có sự phân bố đều trong mẫu.
- Trong quá trình chế biến thực phẩm, vi sinh vật trong nguyên liệu và bán thành phẩm thường bị tổn thương ít nhiều và giảm sức sống do các biện pháp vật lý, hóa học được sử dụng nhằm hạn chế thấp nhất sự hiện diện và tăng trưởng của vi sinh vật trong quá trình chế biến, sản xuất. Sự tổn thương và sức sống yếu của vi sinh vật cần phát hiện có thể làm sai lệch kết quả các phản ứng sinh hóa dùng để định danh vi sinh vật.
Do vậy khác với các quá trình phát hiện vi sinh vật dùng trong bệnh phẩm, hầu hết các quy trình kiểm nghiệm vi sinh vật trong nước và thực phẩm đều có thêm bước ni tăng sinh chọn lọc nhằm làm tăng mật độ tương đối của vi sinh vật cần phát hiện, ức chế sự tăng trưởng của các nhóm vi sinh vật khơng mong muốn khác. Các biện pháp này giúp làm độ nhạy phát hiện của các quy trình phân tích vi sinh vật trong nước và thực phẩm cao hơn rất nhiều so với các quy trình dùng cho mẫu bệnh phẩm. Độ nhạy cao là yêu cầu quan trọng để đạt mức giới hạn cho phép sự hiện diện của vi sinh vật gây bệnh trong các mẫu nước và thực phẩm.