I 2+ 2OH 2 + H2O O
PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU VI SINH BẰNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THỐNG
4.1.2.1 Phương pháp thu mẫu và bảo quản mẫu nước
Về nguyên tắc cần thu mẫu sao cho mẫu thu được có tính đại diện cho khối nước cần kiểm nghiệm. Khi thu mẫu nước cần lưu ý:
- Sử dụng bình thu mẫu loại dùng một lần hoặc có thể dùng nhiều lần. Nếu sử dụng bình chứa dùng nhiều lần, chất liệu của bình phải cho phép khử trùng lặp lại nhiều lần mà không tạo các chất ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của vi sinh vật.
- Khi cần thiết cần bổ sung tác chất vơ trùng để trung hịa các dư lượng chất diệt khuẩn hiện diện trong mẫu nước. Tác chất trung hịa này khơng ảnh hưởng đến sức sống hoặc sự tăng trưởng của vi sinh vật.
Ví dụ: Đối với các mẫu nước có chứa dư lượng chlor trong nước máy, cần bổ sung 0,1ml dung dịch 1,8% sodium thiosulphate vào bình thu mẫu có dung tích 100ml trước khi khử trùng bình này.
- Lưu ý tránh gây tạp nhiễm mẫu trong lúc thu mẫu, vận chuyển và bảo quản mẫu.
- Trường hợp nước mặt, mẫu nước được thu vào bình thuỷ tinh dung tích 100 – 1000ml đã khử trùng. Cần chú ý không để mẫu nước bị nhiễm bởi tay hay bởi dây sử dụng khi thu mẫu.
- Để thu các mẫu nước ở các độ sâu nhất định, người ta dùng bình thu mẫu chuyên dụng. Trường hợp này người ta thả bình thu mẫu xuống độ cao cần thiết, dùng dây mở nắp bình rồi thu mẫu.
- Trường hợp nước ngầm, dùng bơm để thu mẫu. Đối với hầu hết các mẫu nước, cần chừa một khoảng khơng khí đủ lớn giữa mặt nước và nắp bình. Do chủng loại và mật độ vi sinh vật thay đổi nhiều theo bề mặt, độ sâu và chất lượng nước nên cần đánh giá chất lượng chung về vi sinh vật, khi thu mẫu cần chọn nhiều vị trí thu mẫu khác nhau.
- Trường hợp nước mặt, vi sinh vật trong nước mặt có dịng chảy như nước sơng có mật độ thay đổi rất nhiều theo lưu tốc và độ sâu. Do vậy để có mẫu có tính đại diện cần chọn nơi nước chảy (giữa dòng) và độ sâu 20 – 30 cm để thu mẫu. Thông thường cần thu mẫu tại nhiều điểm từ thượng lưu tới cửa sông. Trường hợp nước ao hồ, để có số liệu về sự phân bố bề mặt của vi sinh vật, tuỳ kích thước ao hồ, cần chọn 5 – 10 điểm cách nhau những khoảng thích hợp. Để có số liệu về sự phân bố theo chiều sâu, thông
thường người ta lấy một mẫu ở đáy ao hồ và sau đó thu các mẫu theo một khoảng cách nhất định từ điểm đáy.
- Trường hợp nước ngầm, cần chọn 5 – 10 địa điểm trở lên. Trường hợp này cần lưu ý đến các yếu tố như độ sâu, thành phần đất, khoảng cách từ nguồn ơ nhiễm.
- Trên mỗi bình chứa mẫu cần ghi chú rõ ràng, đầy đủ các thông tin cần thiết liên quan đến mẫu (địa điểm, thời gian, mục đích, người thu…)
- Mẫu được phân tích trong vịng 6 giờ sau khi thu mẫu. Do việc phân tích thường tiến hành tại phịng thí nghiệm nên cần vận chuyển mẫu từ nơi thu mẫu từ nơi thu mẫu về phịng thí nghiệm. Trường hợp này cần bảo quản mẫu ở nhiệt độ dưới 100C bằng nước đá hoặc đá khô trong khi vận chuyển. Trường hợp khơng thực hiện việc phân tích ngay thì cần bảo quản mẫu ở 0 – 50C trong tủ lạnh và nên phân tích trong vịng từ 6 – 12 giờ.