Sắc ký phân bố

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH THỰC PHẨM (Trang 57 - 58)

I 2+ 2OH 2 + H2O O

KIỂM NGHIỆM THỰC PHẨM BẰNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CÔNG CỤ

3.2.3.2 Sắc ký phân bố

Nguyên tắc của các phương pháp sắc ký phân bố là dựa trên sự phân bố của chất tan giữa hai pha lỏng không trộn lẫn vào nhau khi cho một chất lỏng di chuyển (pha động) qua chất lỏng đứng yên (pha tĩnh). Pha tĩnh bị hấp phụ trên bề mặt chất rắn (chất mang) hoặc liên kết hóa học với chất mang. Thơng thường pha tĩnh là nước hay dung môi phân cực, cịn pha động là dung mơi hữu cơ ít phân cực hoặc ngược lại.

Khi nói hai chất lỏng khơng trộn lẫn vào nhau ta phải hiểu nó khơng mang tính chất tuyệt đối: khi cho hai chất lỏng L1, L2 tiếp xúc với nhau dù ít hay nhiều chất lỏng này cũng tan vào chất lỏng kia, và tỷ lệ hòa tan này sẽ đạt một trạng thái cân bằng. Sự cân bằng này làm cho hệ có một sự ổn định cần thiết cho quá trình tách.

Muốn tìm hai pha ổn định, nghĩa là pha tĩnh và sự phân bố của nó trên cột phải không đổi khi pha động đi qua người ta, có thể dùng hai biện pháp sau: Một là trước khi cho vào cột làm bão hòa pha động bởi pha tĩnh. Do đó, trong q trình sắc ký pha tĩnh khơng thể hịa tan vào pha động nữa. Hai là cho pha tĩnh liên kết hóa học với chất mang. Ví dụ, dùng sillylclorua ankyl hóa cao do phản ứng với các nhóm hydroxyl trên bề mặt silicagel để tiêu hóa “octadecylxelit”…

Khi xét độ hiệu nghiệm của cột cần chú ý đến tính chất động học của hệ, trong đó bao gồm độ nhớt của pha động và sự khuyếch tán của chất trong hai pha, nếu tốc độ khuyếch tán của chất trong pha tĩnh càng lớn thì cân bằng thiết lập càng nhanh, cịn tốc độ khuyếch tán trong pha động thì có ảnh hưởng ngược lại. Ngồi ra, vai trị chất mang cũng có ý nghĩa quan trọng vì nó giữ cho pha tĩnh được ổn định. Trong sắc ký phân bố, thường dùng những chất mang sau: diatomit, kizelgua, thủy tinh xốp, silicagel, nhơm oxít, cazaxyl. Tuy

nhiên việc điều chế các chất mang (thỏa mãn các yêu cầu của sắc ký phân bố) gặp nhiều khó khăn nên sắc ký phân bố không được ứng dụng rộng rãi như các loại sắc ký khác.

Chuẩn bị pha tĩnh

Cho tới nay người ta vẫn dùng các chất lỏng mang trên bề mặt các chất rắn xốp làm pha tĩnh tương tự như trong sắc ký khí. Hịa tan một lượng pha tĩnh vào dung môi tương đối dễ bay hơi. Sau đó, cho chất mang xốp vào dung dịch, chất mang được tẩm trước bằng dung mơi đó. Cho dung mơi bay hơi. Trong q trình làm bay hơi, trộn đều pha rắn (trong chất lỏng của pha tĩnh và dung môi) để cho chất lỏng phân bố đều trên bề mặt của chất mang. Đun nóng hoặc hút chân khơng để đuổi hết dung môi.

Lượng mẫu đưa vào cột phụ thuộc vào lượng chất lỏng trên pha tĩnh. Thông thường đối với pha lỏng (tĩnh) khơng liên kết hóa học, lượng mẫu có thể đưa vào từ 1 – 40% chất mang. Đối với các pha lỏng có liên kết hóa học thì lượng mẫu đưa vào sử dụng chỉ khoảng 25% của chất mang. Nhiều trường hợp lượng mẫu đưa vào chỉ khoảng 0,5 – 1% các chất mang. Nếu lượng mẫu quá lớn, peak không đối xứng, bị chập do khả năng tách bị giảm.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH THỰC PHẨM (Trang 57 - 58)