ỨNG DỤNG SINH LÝ SINH SẢN TRONG CHĂN NUÔI THÚ Y

Một phần của tài liệu GT GIẢI PHẪU SINH lý ĐỘNG VẬT NUÔI (Trang 134 - 136)

Mục tiêu

- Ứng dụng trong kỹ thuật gieo tinh, chăn nuôi gia súc cái

Nội dung

1. Một số kiến thức liên quan

1.1. Xác định thời gian sử dụng và khai thác gia súc đực, cái

Gia súc đực

Bảng 24.1. Thời gian thành thục về tính và tầm vóc đối với gia súc đực Gia súc Tuổi thành thục về tính (tháng) Tuổi thành thục về thể vóc (tháng) Bị Lợn Dê 12 – 18 7 – 8 6-12 24 – 30 8 – 10 12

Thời gian sử dụng đực nội là khoảng 3 năm, đực ngoại 2 năm. Không nên sử dụng đực giống q lâu vì nó sẽ làm giảm khả năng cải tạo đời sau là dễ gây nên hiện tượng đồng huyết gần.

Gia súc cái

Bảng 24.2. Tuổi thành thục của con cái Gia súc Tuổi thành thục về tính (tháng) Tuổi thành thục về thể vóc (tháng) Lợn Bị Dê 6- 8 8- 12 7- 12 8- 10 18 12

Thời gian sử dụng nái tùy theo chất lượng giống, thời gian động dục, số con đẻ trên năm, tỷ lệ đậu thai khi phối,.. thời gian sử dụng có thể 7-8 năm.

1.2. Xác định thời điểm phối giống (gieo tinh) thích hợp

- Màu sắc, kích thước âm hộ: đỏ tươi (nhót chín) → chuyển hồng (hơi tái đi) - Độ dính niêm dịch: dính, kéo thành sợi

- “Mê ì” đứng im chịu cho giao phối

- Thân nhiệt: nhiệt độ cao hơn bình thường 0,7–1,20C

1.3. Xác định thời điểm mang thai, đẻ

Xác định con vật mang thai

- Thời gian phối giống lần cuối cùng, số lần phối. - Sau khi phối giống có động dục lại khơng. - Con vật có bệnh về đường sinh dục khơng. - Tình hình ni dưỡng, chăm sóc sau phối giống

Ví dụ: Heo mang thai khơng có biểu hiện động dục lại sau 21 ngày kể từ lúc phối, tuyến vú phát triển to lên, bè ra. bụng phát triển to lên.

- Dùng máy siêu âm - Khám thai qua trực tràng

Dấu hiệu sắp đẻ

- Triệu chứng trước khi đẻ: hiện tượng mông sụp, nút niêm dịch bong ra, niêm dịch chảy ra ngoài.

- Gần sát ngày đẻ âm hộ sưng lớn, gia súc đứng nằm khơng n, có vẻ băn khoăn, kém ăn hoặc bỏ ăn. Sát ngày đẻ các vú căng và 24 giờ trước khi đẻ núm vú thường có sữa (ở lợn khi sữa tràn trề ở tất cả các vú là chỉ sau 15- 30 phút là đẻ). Gia súc mẹ tiêu tiểu lắt nhắt. Khoảng 1 giờ trước khi đẻ có hiện tượng vỡ ối. Cần phân biệt nước ối màu vàng nhạt, nhầy nhớt và có thể có lẫn phân su của con con.

1.4. Sữa và sản lượng sữa trong chăn nuôi

Sữa và sản lượng sữa trong chăn nuôi ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

- Thức ăn: Gia súc được ăn đầy đủ thức ăn, đặc biệt rau cỏ tươi non, chú trọng lượng protit trong thức ăn thì lượng sữa sẽ nhiều.

- Giống gia súc: Tùy giống gia súc mà có lượng sữa nhiều hay ít khác nhau. - Chuồng trại cần cao ráo, sạch sẽ, ấm áp, hợp vệ sinh, yên tĩnh lượng sữa sẽ

nhiều hơn.

- Phản xạ thải sữa là phản xạ có điều kiện nên cần cố định các điều kiện vắt sữa như: Đúng giờ vắt, đúng nơi đúng chỗ, đúng phương pháp và tuyệt đối không đánh đập gia súc.

2. Tiến trình thực hiện

- Học sinh chia thành cá nhóm nhỏ 5 em để tiến hành thảo luận nội dung sau:  Thời điểm khai thác, sử dụng gia súc đực, cái. Vì sao khơng nên khai thác gia (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

súc đực, cái quá sớm?

 Thời điểm nào phối giống thích hợp trên gia súc cái?

 Trình bày những thay đổi cơ thể thú mang thai. Ứng dụng trong chăm sóc thú mang thai như thế nào?

 Trình bày dấu hiệu đẻ của gia súc.

 Trình bày biện pháp nâng cao chất lượng sữa và sản lượng sữa. - Mỗi nhóm cử đại diện trình bày, các nhóm khác khác đưa ý kiến thảo luận - Giáo viên nhận xét đánh giá bài thảo luận các nhóm.

Một phần của tài liệu GT GIẢI PHẪU SINH lý ĐỘNG VẬT NUÔI (Trang 134 - 136)