GIẢI PHẪU HỆ BÀI TIẾT

Một phần của tài liệu GT GIẢI PHẪU SINH lý ĐỘNG VẬT NUÔI (Trang 102 - 106)

Mục tiêu

- Trình bày được vị trí, hình thái cấu tạo các bộ phận trong hệ bài tiết ở gia súc - Phân biệt được giải phẫu hệ bài tiết gia súc và gia cầm

Nội dung

1. Giải phẫu hệ bài tiết gia súc 1. 1. Thận

1.1.1.Vị trí, hình thái thận

Hình thái

Thận gồm hai quả. Ở đa số loài gia súc thận thường có hình hạt đậu, màu nâu đỏ, phía trong lõm vào gọi là rốn thận, nơi đây có dây thần kinh, mạch máu và ống dẫn tiểu ra vào.

Thận lợn: Mặt ngồi trơn láng khơng chia thùy.

Thận trâu bị: Mặt ngồi có nhiều rãnh nhỏ chia thận ra khoảng 20 thùy, giữa các rãnh có mỡ. Thận trái lớn hơn thận phải một chút.

Thận dê giống thận lợn khơng chia thùy.

Vị trí

Nằm dưới các đốt sống hông, hai bên cột sống, thận phải nằm trước thận trái, hai quả thận nằm ngoài màng bụng.

Trâu, bò, dê:Thận phải: Đốt sống lưng 12- 13, đốt sống hông 1- 2. Thận trái: Từ đốt hông 1- 4.

Lợn: Phải, trái từ đốt hông 2- 4 (gần như bằng nhau). Phía trên rốn thận có tuyến nội tiết gọi là tuyến thượng thận.

1.1.2. Cấu tạo thận

Bổ dọc thận làm hai nửa qua rốn thận. Từ ngoài vào trong. + Ngoài cùng là màng liên kết bao bọc thận.

+ Trong chia ra làm hai miền rõ rệt: Miền tủy và miền vỏ.

- Miền vỏ màu nâu nhạt, mềm, có những hạt lấm tấm gọi là đơn vị thận hay tiểu thể malpighi (ống sinh niệu).

- Miền tủy thận ở trong màu nâu sậm hơn, rắn chắc hơn có các tháp thận gọi là tháp malpighi nằm sát nhau. Đỉnh tháp quay vào trong và có lỗ đổ ra của ống sinh niệu sắp xếp trong thận. Những lỗ này dẫn nước tiểu vào bể thận.

+ Bể thận: Rỗng, có màu trắng, cấu tạo bằng tổ chức liên kết, dai và đàn hồi nhẹ, niêm mạc trơn láng.

Hình 18.1. Thận bị Hình 18.2. Thận heo

Cấu tạo đơn vị cơ năng của thận: (ống sinh niệu)

Ống này có phần uốn cong nằm trong miền vỏ, bắt đầu bằng tiểu thể malpighi. Còn phần thẳng của ống nằm trong miền tủy tới đỉnh tháp malpighi.

Ống sinh niệu gồm các phần sau:

+ Tiểu thể malpighi gồm xoang bowman bao bọc lấy quản cầu malpighi (do động mạch nhỏ cuộn lại tạo thành như đám rối, đường kính động mạch đi vào lớn hơn đường kính động mạch đi ra, do đó tạo nên áp suất lớn). Tiểu thể malpighi nằm tại miền vỏ nối với ống lượn gần, có nhiệm vụ lọc những chất cặn bã và dư thừa trong máu để thành lập nước tiểu.

+ Ống lượn gần: Là ống uốn khúc nhiều lần gần với tiểu thể malpighi.

+ Quai henle: Hình chữ U gồm hai nhánh. Nhánh lên lớn, nhánh xuống nhỏ tạo áp suất dịch thể ở đây nhỏ hơn áp suất máu để dễ dàng cho việc hấp thu nước trở lại.

+ Ống lượn xa: Nối với nhánh lên của quai henle và ống góp. + Ống góp: Tập hợp nhiều ống lượn xa đổ nước tiểu vào bể thận.

Hệ thống tuần hoàn ở thận

+ Máu vào thận: Từ động mạch chủ sau phát hai nhánh động mạch thận đi vào mỗi quả thận. Động mạch thận chia thành những nhánh nhỏ gọi là động mạch thùy len lỏi giữa các tháp malpighi tới chỗ giáp miền vỏ và miền tủy tập hợp thành động mạch hình cung, từ đó phân thành động mạch tia, rồi động mạch nhỏ hơn cuộn lại thành quản cầu malpighi nằm trong xoang bowman. Đám rối động mạch này được coi như hệ mao mạch thứ nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Máu ra khỏi thận: Máu ra khỏi quản cầu malpighi sẽ chảy tới hệ mao mạch thứ hai ở xung quanh ống lượn và quai henle. Từ đó máu đỏ thẫm đi tới tĩnh mạch tia, tới tĩnh mạch hình cung rồi đổ vào tĩnh mạch thùy và ra khỏi thận bằng tĩnh mạch thận rồi đổ vào tĩnh mạch chủ sau.

1.2. Ống dẫn tiểu

Là ống dẫn từ thận tới bàng quang (bọng đái), tận cùng bằng hai lỗ ở mặt lưng bàng quang. Hai ống dẫn tiểu càng xuống dưới càng đi gần nhau và chạy hai bên đốt sống hơng và khum.

Cấu tạo:

+ Ngồi cùng là màng liên kết. + Giữa là cơ trơn.

+ Trong cùng là niêm mạc có nhiều nếp gấp.

1.3. Bàng quang

Là túi chứa nước tiểu, có hình cầu, đầu dưới thon nhỏ thành cổ bọng đái. Bàng quang nằm dưới trực tràng và trên thềm hốc chậu ở con đực. Ở con cái bàng quang nằm dưới tử cung, âm đạo và trên xương háng.

Hình 18.3. Vị trí bàng quang trên chó

Cấu tạo:

+ Ngoài cùng là màng liên kết.

+ Giữa là cơ trơn xếp theo các chiều chằng chịt. Cổ bàng quang có cơ vịng co thắt. Cơ này hoạt động theo phản xạ để đưa nước tiểu ra ngoài.

+ Lớp trong cùng là niêm mạc tạo thành nhiều nếp gấp để bàng quang có thể giãn nở khi chứa nhiều nước tiểu.

1.4. Ống thoát tiểu

Là đoạn cuối cùng của đường dẫn tiểu, xuất phát từ cổ bàng quang.

Ở con đực ống này dài từ cổ bàng quang tới dương vật (gần rốn). Ống này dùng chung cho việc thoát tiểu và thoát tinh.

Ở con cái, ống này ngắn nối từ cổ bàng quang tới ranh giới giữa âm đạo và âm hộ.

2. Giải phẫu hệ bài tiết gia cầm

Cơ quan bài tiết nước tiểu của gia cầm gồm hai thận, hai ống dẫn tiểu nhưng khơng có bọng đái nên ống dẫn tiểu nối trực tiếp với huyệt.

Thận có màu nâu sẫm, mềm, thường gồm ba thùy (thùy trước, thùy giữa và thùy sau) nằm sâu trong xương chậu.

Hình 18.4. Vị trí thận gia cầm trống Hình 18.5. Thận gia cầm Câu hỏi ơn tập

1. Trình bày vị trí, hình thái, cấu tạo thận gia súc. 2. Trình bày vị trí hình thái bàng quang gia súc. 3. So sánh hệ bài tiết của gia súc và gia cầm.

Một phần của tài liệu GT GIẢI PHẪU SINH lý ĐỘNG VẬT NUÔI (Trang 102 - 106)