Tiêu hóa ở ruột già

Một phần của tài liệu GT GIẢI PHẪU SINH lý ĐỘNG VẬT NUÔI (Trang 76 - 78)

Phần thức ăn không được hoặc chưa được tiêu hóa hoặc hấp thu ở ruột non sẽ được chuyển xuống ruột già. Ruột già cũng có hai tác động cơ học và hóa học.

5.1. Tiêu hóa cơ học

Vận động của ruột già cũng như ruột non nhưng yếu và chậm hơn. Nhờ nhu động của ruột già các chất cặn bã được chuyển xuống dưới. Khi tới trực tràng thì thần kinh trực tràng được kích thích trực tiếp gây nhu động đẩy phân ra ngoài.

Ở loài thỏ, ngựa, dê còn có sự co thắt ruột già để tạo thành khuôn phân, những viên phân nhỏ, lổn nhổn.

5.2. Tiêu hóa hóa học

Các chất đang được tiêu hóa dở dang ở ruột non, khi xuống tới ruột già vẫn được tiếp tục tiêu hóa nhờ dịch tiêu hóa từ ruột non đưa xuống.

Đối với gia súc ăn thịt sự tiêu hóa ở ruột già ít quan trọng vì thức ăn được tiêu hóa và hấp thu gần như hoàn toàn ở ruột non.

Đối với gia súc ăn tạp (như lợn) ruột già tiêu hóa khoảng 9- 11% celluloza. Loài nhai lại ruột già tiêu hóa khoảng 15- 20% celluloza.

Loài ngựa, thỏ ăn cỏ nhưng lại có dạ dày đơn thì tiêu hóa celluloza rất mạnh nhờ hệ vi sinh vật sống cộng sinh rất phong phú ở manh tràng (khoảng 40- 50% celluloza được tiêu hóa tại đó).

Câu hỏi ôn tập

1. Tiêu hóa là gì? Quá trình tiêu hóa diễn ra dưới những tác động nào?

Bài 13: SINH LÝ HẤP THU Mục tiêu

- Liệt kê được cơ quan hấp thu trong cơ thể - Trình bày được con đường và cơ chế hấp thu

- Phân biệt được phân bình thường và không bình thường

Nội dung 1. Khái niệm

Hấp thu là một quá trình chuyển các chất dinh dưỡng sau khi đã được tiêu hóa thành những dạng đơn giản vào máu qua niêm mạc của những bộ phận hấp thu như dạ dày, ruột non, ruột già. Mức độ hấp thu ở các bộ phận này khác biệt nhau.

Sự hấp thu là một quá trình sinh lý đặc trưng cho các tế bào sống của ống tiêu hóa.

Một phần của tài liệu GT GIẢI PHẪU SINH lý ĐỘNG VẬT NUÔI (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)