Tuyến tiêu hóa

Một phần của tài liệu GT GIẢI PHẪU SINH lý ĐỘNG VẬT NUÔI (Trang 64 - 66)

Bài 11 : GIẢI PHẪU HỆ TIÊU HÓA

2. Tuyến tiêu hóa

2.1. Tuyến nước bọt

* Tuyến dưới tai: Nằm ngay phía dưới tai, ngang nhánh đứng của xương hàm

dưới. Nó có ống thơng vào miệng là ống stenon đổ nước bọt vào phía trong má, phía ngồi răng hàm trên số 3- 4- 5 tùy loài gia súc.

* Tuyến dưới hàm: Nằm ngay phía dưới tuyến nước bọt dưới tai (bờ dưới của

xương hàm dưới). Tuyến này có ống thơng vào miệng là ống wharton đổ nước bọt ra phía dưới lưỡi.

* Tuyến dưới lưỡi: Nhỏ hơn so với hai tuyến trên, nằm hai bên cạnh, dưới lưỡi.

Nó có ống thơng vào miệng là ống rhivinus đổ nước bọt vào xoang miệng.

2.2. Tuyến dạ dày và ruột

Các tuyến tiết chất nhầy muxin và dịch vị phân bố trên bề mặt niêm mạc dạ dày đơn vùng thượng vị, thân vị và hạ vị.

Chủ yếu phân bố ở ruột non, tiết dịch ruột tiêu hóa thức ăn.

Ở ruột non có hai loại tuyến tiết dịch: Một loại là tuyến brunner chỉ phân bố ở đoạn tá tràng, một loại là tuyến liaberkun phân bố trên toàn bộ niêm mạc ruột non.

2.3. Tuyến gan

* Vị trí, hình thái: Gan là tuyến lớn nhất của cơ thể, nằm hơi lệch sang phải (ở

lợn) và lệch hẳn sang phải (ở bò) và nằm sau cơ hoành, trong khoảng xương sườn số 8- 10. Gan có màu đỏ nâu, mềm.

Gan gồm hai mặt: Mặt trước nhẵn lồi, áp sát cơ hoành. Mặt sau lõm gọi là rốn gan có chỗ đi vào của động mạch, dây thần kinh; chỗ đi ra của tĩnh mạch và ống dẫn mật. Các loại gia súc (trừ ngựa) đều có túi mật để dự trữ mật nằm phía rốn gan.

* Cấu tạo: Gan lợn chia thành 4 thùy, thùy thứ 3 bên trái sang chứa túi mật.

Gan bò là một khối lớn khơng chia thùy. Gan dê có 2 thùy chính và 01 thùy phụ, thùy chính bên phải có túi mật.

Hình 11.7. Gan heo mặt trên, mặt dưới

Mỗi thùy lại chia ra nhiều tiểu thùy. Tiểu thùy có nhiều màng liên kết phát ra các vách ngăn. Các tế bào gan có hình đa giác, có nhân lớn nằm giữa tế bào. Ống dẫn mật và mạch máu nằm len lỏi giữa các tế bào.

* Nhiệm vụ của gan:

+ Tiết ra mật để giúp tiêu hóa thức ăn, nhất là chất béo. Mật từ túi mật được đổ vào tá tràng bởi ống cholodoque.

+ Gan dự trữ glycogen (được tổng hợp từ glucoza). + Gan sản xuất ra heparin làm máu không đông.

+ Gan sản sinh ra trombogen và fibrinogen, những chất này tồn tại trong huyết tương, có vai trị trong q trình đơng máu.

+ Gan tham gia bài tiết, giải độc.

+ Trong giai đoạn thai, gan cịn có nhiệm vụ tạo huyết.

Hình 5.10: Gan dê mặt trên, dưới

Hình 11.8. Gan dê mặt trên, mặt dưới Hình 11.8. Gan dê mặt trước, mặt sau 2.4. Tuyến tụy

Tuyến tụy thường có hình lá hay hình rẽ 3, có màu hồng hơi vàng. Nó thường nằm gần chỗ tá tràng (ở bị) hay trong quai tá tràng (ở lợn). Có ống dẫn là ống wishung dẫn dịch tụy ra tá tràng, cách chỗ lỗ đổ ra của ống dẫn dịch mật khoảng 10cm.

Tụy tạng là tuyến pha có cả chức năng nội tiết và chức năng ngoại tiết. Phần ngoại tiết: Tiết dịch tụy đổ vào tá tràng giúp tiêu hóa thức ăn. Phần nội tiết: Tiết kích tố insulin và glucagon

Một phần của tài liệu GT GIẢI PHẪU SINH lý ĐỘNG VẬT NUÔI (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)