6.1. Sữa, sữa đầu - thành phần và tính chất
- Sữa thường: Là một chất lỏng có màu trắng đục đến hơi vàng, tỉ trọng từ 1,03 - 1,08, có vị ngọt, mùi thơm, hơi dính, pH axit nhẹ.
Thành phần của sữa rất phức tạp và thay đổi tùy theo loài, giống, thức ăn, sự quản lý, tuổi và đặc tính cá thể. Trong sữa có đầy đủ chất dinh dưỡng đảm bảo cho sự sống của gia súc non còn bú sữa.
Bảng 23.6. Thành phần hóa học của sữa ở một số một loài gia súc Gia súc Chất khô (%) Lipit (%) Protit- Casein (%) Gluxit- Lactoza (%) Khoáng (%) VTM A, D, B1, B5 Bò Trâu Lợn 12,8 17,8 16,9 3,8 7,5 5,6 3,5 4,3 7,1 4,8 5,2 3,1 0,7 0,8 1,1 Có ít " " - Sữa đầu: Là sữa tiết ra trong vòng từ 1- 5 ngày đầu sau khi đẻ.
Sữa đầu đặc hơn, có màu vàng, vị hơi mặn, có mùi gây đặc biệt. Khi đun sôi sữa đầu có thể bị ngưng kết, sữa thường không bị ngưng kết.
So với sữa thường thì sữa đầu có chứa nhiều lipit, vitamin A, D, C; MgSO4 có tác dụng tẩy cứt su, nhuận tràng. Đặc biệt chứa hàm lượng - globulin lớn giúp thú con kháng bệnh. Vì thế sữa, đặc biệt sữa đầu là thức ăn không thể thay thế được đối với gia súc non mới đẻ.
6.2. Sự sinh sữa và thải sữa 6.2.1. Sự sinh sữa 6.2.1. Sự sinh sữa
Sự sinh sữa là quá trình hoạt động phức tạp của tuyến vú. Tuyến vú đã lọc những chất nhất định ở trong máu, biến đổi chúng rồi tổng hợp nên thành phần của sữa. Nguyên liệu tạo sữa lấy từ máu. Thành phần hóa học của sữa và máu khác nhau như sau (sữa bò).
Sự sinh sữa cần một lượng máu rất lớn chảy qua tuyến vú để cung cấp đầy đủ nguyên liệu cho sự tổng hợp sữa. Người ta tính rằng muốn có một lít sữa bình quân
cần tới 540 lít máu chảy qua tuyến sữa. Quá trình tạo sữa nhờ hormone thùy trước tuyến yên là prolactin kích thích.
Bảng 23.7. So sánh thành phần sữa và máu của gia súc
Thành phần Huyết tương (%) Sữa (%)
Nước
Glucoza /(lactoza) Mỡ trung tính Axit amin /(cazein) Canxi Phốt pho 91 0,05 0,09 0,003 0,009 0,011 87 4,9 3,7 2,9 0,12 0,1 6.2.2. Sự thải sữa
Khi bú hay vắt sữa gây xung động thần kinh đến tủy sống, từ đó lên não qua tuyến yên. Tuyến yên sẽ tiết oxytoxin. Oxytoxin vào máu, về tim, đến tuyến vú làm co bóp cơ trơn ở tuyến vú làm sữa được thải ra ngoài. Ở bò phản xạ thải sữa bắt đầu sau chừng 1 phút. Ở lợn phản xạ này chuyển dần từ vú phía trước tới phía sau và cũng bắt đầu sau khoảng 10- 15 phút.
Phản xạ thải sữa là loại phản xạ có điều kiện, vì vậy cần phải cố định các điều kiện vắt sữa để lượng sữa thải được nhiều.
6.2.3. Khả năng cho sữa ở các loài gia súc
Khả năng cho sữa ở gia súc khác nhau tùy loài, giống, cá thể. Ở bò cường độ tiết sữa tăng dần đến tuần 6- 7 của chu kỳ tiết sữa, sau đó ổn định, rồi giảm dần và có thể ngưng ở tháng thứ 9- 10. Ở lợn, lượng sữa cao nhất vào ngày 14- 21 sau khi đẻ.
Lượng sữa còn phụ thuộc vào sự hoạt động của tuyến vú và nhu cầu sữa của con con. Ở lợn, nếu vú nào không được lợn con bú sẽ teo đi, tổ chức bao tuyến hết khả năng tạo sữa.
Các tuyến vú có nhiều tổ chức bao tuyến và hệ mạch máu đi qua nhiều, lớn sẽ cho nhiều sữa hơn.
6.2.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình cho sữa
- Thức ăn: Gia súc được ăn đầy đủ thức ăn, đặc biệt rau cỏ tươi non, chú trọng lượng protit trong thức ăn thì lượng sữa sẽ nhiều.
- Giống gia súc: Tùy giống gia súc mà có lượng sữa nhiều hay ít khác nhau. - Chuồng trại cần cao ráo, sạch sẽ, ấm áp, hợp vệ sinh, yên tĩnh.
- Phản xạ thải sữa là phản xạ có điều kiện nên cần cố định các điều kiện vắt sữa như: Đúng giờ, đúng chỗ, đúng phương pháp và không đánh đập gia súc.
Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày các giai đoạn của chu kỳ động dục và những ứng dụng trong công tác chăn nuôi thú y.
2. Cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa và thải sữa ở gia súc, những ứng dụng để khai thác sữa và cạn sữa hợp lý.
3. Quá trình đẻ ở gia súc diễn ra như thế nào? Thời kỳ bài tiết sản dịch thông thường là mấy ngày?
Bài 24: ỨNG DỤNG SINH LÝ SINH SẢN TRONG CHĂN NUÔI THÚ Y Mục tiêu
- Ứng dụng trong kỹ thuật gieo tinh, chăn nuôi gia súc cái
Nội dung
1. Một số kiến thức liên quan
1.1. Xác định thời gian sử dụng và khai thác gia súc đực, cái
Gia súc đực
Bảng 24.1. Thời gian thành thục về tính và tầm vóc đối với gia súc đực Gia súc Tuổi thành thục về tính (tháng) Tuổi thành thục về thể vóc (tháng) Bò Lợn Dê 12 – 18 7 – 8 6-12 24 – 30 8 – 10 12
Thời gian sử dụng đực nội là khoảng 3 năm, đực ngoại 2 năm. Không nên sử dụng đực giống quá lâu vì nó sẽ làm giảm khả năng cải tạo đời sau là dễ gây nên hiện tượng đồng huyết gần.
Gia súc cái
Bảng 24.2. Tuổi thành thục của con cái Gia súc Tuổi thành thục về tính (tháng) Tuổi thành thục về thể vóc (tháng) Lợn Bò Dê 6- 8 8- 12 7- 12 8- 10 18 12
Thời gian sử dụng nái tùy theo chất lượng giống, thời gian động dục, số con đẻ trên năm, tỷ lệ đậu thai khi phối,.. thời gian sử dụng có thể 7-8 năm.
1.2. Xác định thời điểm phối giống (gieo tinh) thích hợp
- Màu sắc, kích thước âm hộ: đỏ tươi (nhót chín) → chuyển hồng (hơi tái đi) - Độ dính niêm dịch: dính, kéo thành sợi
- “Mê ì” đứng im chịu cho giao phối
- Thân nhiệt: nhiệt độ cao hơn bình thường 0,7–1,20C
1.3. Xác định thời điểm mang thai, đẻ
Xác định con vật mang thai
- Thời gian phối giống lần cuối cùng, số lần phối. - Sau khi phối giống có động dục lại không. - Con vật có bệnh về đường sinh dục không. - Tình hình nuôi dưỡng, chăm sóc sau phối giống
Ví dụ: Heo mang thai không có biểu hiện động dục lại sau 21 ngày kể từ lúc phối, tuyến vú phát triển to lên, bè ra. bụng phát triển to lên.
- Dùng máy siêu âm
Dấu hiệu sắp đẻ
- Triệu chứng trước khi đẻ: hiện tượng mông sụp, nút niêm dịch bong ra, niêm dịch chảy ra ngoài.
- Gần sát ngày đẻ âm hộ sưng lớn, gia súc đứng nằm không yên, có vẻ băn khoăn, kém ăn hoặc bỏ ăn. Sát ngày đẻ các vú căng và 24 giờ trước khi đẻ núm vú thường có sữa (ở lợn khi sữa tràn trề ở tất cả các vú là chỉ sau 15- 30 phút là đẻ). Gia súc mẹ tiêu tiểu lắt nhắt. Khoảng 1 giờ trước khi đẻ có hiện tượng vỡ ối. Cần phân biệt nước ối màu vàng nhạt, nhầy nhớt và có thể có lẫn phân su của con con.
1.4. Sữa và sản lượng sữa trong chăn nuôi
Sữa và sản lượng sữa trong chăn nuôi ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
- Thức ăn: Gia súc được ăn đầy đủ thức ăn, đặc biệt rau cỏ tươi non, chú trọng lượng protit trong thức ăn thì lượng sữa sẽ nhiều.
- Giống gia súc: Tùy giống gia súc mà có lượng sữa nhiều hay ít khác nhau. - Chuồng trại cần cao ráo, sạch sẽ, ấm áp, hợp vệ sinh, yên tĩnh lượng sữa sẽ
nhiều hơn.
- Phản xạ thải sữa là phản xạ có điều kiện nên cần cố định các điều kiện vắt sữa như: Đúng giờ vắt, đúng nơi đúng chỗ, đúng phương pháp và tuyệt đối không đánh đập gia súc.
2. Tiến trình thực hiện
- Học sinh chia thành cá nhóm nhỏ 5 em để tiến hành thảo luận nội dung sau: Thời điểm khai thác, sử dụng gia súc đực, cái. Vì sao không nên khai thác gia
súc đực, cái quá sớm?
Thời điểm nào phối giống thích hợp trên gia súc cái?
Trình bày những thay đổi cơ thể thú mang thai. Ứng dụng trong chăm sóc thú mang thai như thế nào?
Trình bày dấu hiệu đẻ của gia súc.
Trình bày biện pháp nâng cao chất lượng sữa và sản lượng sữa. - Mỗi nhóm cử đại diện trình bày, các nhóm khác khác đưa ý kiến thảo luận - Giáo viên nhận xét đánh giá bài thảo luận các nhóm.
Bài 26: MỔ KHẢO SÁT GIA CẦM Mục tiêu bài
- Quan sát màu sắc, hình thái, kích thước các cơ quan, bộ phận trên cơ thể gia cầm ở trạng thái sinh lý.
- Xác định vị trí các bộ phận, cơ quan, hệ thống trên cơ thể gia cầm (lúc còn sống và khi đã giải phẫu).
- Phân biệt được các nội quan trên cơ thể gia cầm.
Nội dung bài 1. Dụng cụ, vật tư
Dụng cụ vật tư Đơn vị tính Số lượng
Gà trống, mái Con 02
Vịt trống, mái Con 02
Lưỡi dao mổ Cái 05
Cán dao mổ Cái 04
Dao chặt Cái 01
Kéo cắt Cái 04
Nhíp Cái 04
Xà bông Cục 01
Xô/ chậu Cái 01
2. Cách tiến hành
2.1. Quan sát hình dáng, thể trạng bên ngoài
- Quan sát hình dáng của gia cầm: dáng đi, dáng đứng - Quan sát lông, da, niêm mạc, mào tích…
- Đánh giá chung về hình dáng, thể trạng bên ngoài của gia cầm.
2.2. Mổ, quan sát hệ cơ quan trong cơ thể gia cầm
- Làm chết gà hoặc vịt
- Dùng dao cắt và lột da ngực, da đùi, da ức kiểm tra màu sắc, tính chất cơ vùng đó.
- Đặt gà hoặc vịt nằm ngửa mổ lật ngực: dùng kéo cắt hai bên sườn, cắt rời khớp xương đòn rồi quan sát các túi khí, vị trí, màu sắc các nội quan trong xoang ngực và bụng của gia cầm.
- Dùng dao tách riêng phần nội quan hệ hô hấp, tiêu hóa, tim mạch, sinh dục, tiết niệu ra khỏi phần thân thịt. Tiến hành bóc tách để quan sát hình thái, màu sắc, cấu tạo các nội quan.
2.3. Đánh giá chung tình trạng sức khỏe gia cầm.
- Đánh giá thể trạng bên ngoài - Đánh giá nội quan bên trong
Bài 27: MỔ KHẢO SÁT ĐỘNG VẬT DẠ DÀY ĐƠN Mục tiêu
- Quan sát màu sắc, hình thái, kích thước các cơ quan, bộ phận trên cơ thể gia súc ở trạng thái sinh lý.
- Xác định vị trí các bộ phận, cơ quan, hệ thống trên cơ thể gia súc (lúc còn sống và khi đã giải phẫu).
- Phân biệt được các nội quan trên cơ thể gia súc.
Nội dung
1. Dụng cụ, vật tư
Dụng cụ vật tư Đơn vị tính Số lượng
Heo hoặc chó Con 01
Lưỡi dao mổ Cái 05
Cán dao mổ Cái 02 Dao chặt Cái 01 Kéo cắt Cái 01 Nhíp Cái 01 Xà bông Cục 01 2. Cách tiến hành
2.1. Quan sát hình dáng, thể trạng bên ngoài
- Quan sát hình dáng của gia súc: dáng đi, dáng đứng - Quan sát lông, da, niêm mạc…
- Đánh giá chung về hình dáng, thể trạng bên ngoài của gia súc.
2.2. Mổ, quan sát hệ cơ quan trong cơ thể gia súc
- Làm chết heo
- Kiểm tra hạch bạch huyết: dùng dao rạch vị trí hạch bạch huyết vùng bẹn, dưới hàm. Quan sát xác định vị trí, hình thái, màu sắc, tính chất hạch bạch huyết (bình thường, bất thường)
- Xác định vị trí các xương, khớp xương trên phần thân thịt
- Đặt heo nằm ngửa mổ theo đường trắng từ cổ xuống dưới vùng bẹn. Bộc lộ bộ xoang ngực, xoang bụng. Quan sát vị trí, màu sắc, tính chất các nội quan trong xoang ngực, xoang bụng.
- Dùng dao tách phần đầu ra khỏi cơ thể ngay vị trí khớp lồi cầu chẩm. Sau đó dùng dao chặt để bộc lộ phần xoang mũi, xoang miệng, não bộ. Quan sát vị trí, hình thái, màu sắc, cấu tạo của các cơ quan vừa bộc lộ
- Dùng dao tách riêng phần nội quan hệ hô hấp, tiêu hóa, tim mạch, sinh dục, tiết niệu ra khỏi phần thân thịt. Tiến hành bóc tách để quan sát hình thái, màu sắc, cấu tạo các nội quan.
2.3. Đánh giá chung tình trạng sức khỏe gia súc
- Đánh giá thể trạng bên ngoài - Đánh giá nội quan bên trong
Bài 28: MỔ KHẢO SÁT ĐỘNG VẬT DẠ DÀY KÉP Mục tiêu
- Quan sát màu sắc, hình thái, kích thước các cơ quan, bộ phận trên cơ thể trâu, bò, dêở trạng thái sinh lý;
- Xác định vị trí các bộ phận, cơ quan, hệ thống trên cơ thể trâu, bò, dê; - Phân biệt được các nội quan trên cơ thể trâu, bò, dê.
Nội dung
1. Dụng cụ, vật tư
Dụng cụ vật tư Đơn vị tính Số lượng
Dê Con 01
Lưỡi dao mổ Cái 05
Cán dao mổ Cái 04
Dao chặt Cái 01
Kéo cắt Cái 04
Nhíp Cái 04
Xà bông Cục 01
Xô/ chậu Cái 01
2. Cách tiến hành
2.1. Quan sát hình dáng, thể trạng bên ngoài
- Quan sát hình dáng của gia súc: dáng đi, dáng đứng - Quan sát lông, da, niêm mạc…
- Đánh giá chung về hình dáng, thể trạng bên ngoài của trâu, bò, dê.
2.2. Mổ, quan sát hệ cơ quan trong cơ thể gia súc
- Làm chết dê
- Kiểm tra hạch bạch huyết: dùng dao rạch vị trí hạch bạch huyết vùng bẹn, dưới hàm. Quan sát xác định vị trí, hình thái, màu sắc, tính chất hạch bạch huyết (bình thường, bất thường)
- Xác định vị trí các xương, khớp xương trên phần thân thịt
- Đặt dê nằm ngửa mổ theo đường trắng từ cổ xuống dưới vùng bẹn. Bộc lộ bộ xoang ngực, xoang bụng. Quan sát vị trí, màu sắc, tính chất các nội quan trong xoang ngực, xoang bụng.
- Dùng dao tách phần đầu ra khỏi cơ thể ngay vị trí khớp lồi cầu chẩm. Sau đó dùng dao chặt để bộc lộ phần xoang mũi, xoang miệng, não bộ. Quan sát vị trí, hình thái, màu sắc, cấu tạo của các cơ quan vừa bộc lộ
- Dùng dao tách riêng phần nội quan hệ hô hấp, tiêu hóa, tim mạch, sinh dục, tiết niệu ra khỏi phần thân thịt. Tiến hành bóc tách để quan sát hình thái, màu sắc, cấu tạo các nội quan.
2.3. Đánh giá chung tình trạng sức khỏe trâu, bò, dê
- Đánh giá thể trạng bên ngoài - Đánh giá nội quan bên trong - Kết luận tình trạng sức khỏe
Bài 29: XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ TRONG CƠ THỂ GIA SÚC, GIA CẦM
Mục tiêu
- Xác định được một số chỉ tiêu sinh lý trong cơ thể động vật nuôi. - Quan sát được hoạt động của tinh trùng trên kính hiển vi.
Nội dung bài 1. Dụng cụ, vật tư
Dụng cụ, vật tư Đơn vị tính Số lượng
Tinh heo Liều 1
Kính hiển vi Cái 4
Ống nghe Cái 4
Nhiệt kế Cái 4
Lame Cái 4
Lamel Cái 4
Heo, bò, gà, chó, mèo Con 4
2. Cách tiến hành
2.1. Xác định tần số tim, tiếng tim
- Cố định gia súc hoặc gia cầm
- Dùng ống nghe đặt vào vùng ngực của gia súc gia cầm. Lắng nghe tiếng tim, xác định tiếng tim bình thường hai tiếng “ pùm pụp” liên tục không lẫn tạp âm, rõ ràng.
- Đếm nhịp tim trong 1 phút và ghi nhận - Thực hiện 3 lần lấy trung bình.
- Tính tần số tim
2.2. Xác định tần số hô hấp
- Cố định gia súc hoặc gia cầm
- Đếm nhịp hô hấp của gia súc hoặc gia cầm trong 1 phút và ghi nhận.( Nhìn cử động lồng ngực, dùng tờ giấy mỏng đặt trước mũi con vật).