Chu kỳ động dục

Một phần của tài liệu GT GIẢI PHẪU SINH lý ĐỘNG VẬT NUÔI (Trang 128 - 130)

Bài 23 : SINH LÝ HỆ SINH DỤC CÁI

3.Chu kỳ động dục

3.1. Khái niệm

Khi con cái cái đến tuổi thành thục về tính, cứ sau mỗi khoảng thời gian nhất định cơ thể chúng lại có sự thay đổi về tính lặp đi lặp lại gọi là chu kỳ tính.

Ví dụ: Cứ sau 21 ngày ở con lợn cái đã thành thục về tính, bộ phận sinh dục ngoài lại sưng, đỏ, chảy nước nhờn và đặc biệt con lợn lại có trạng thái mê ỳ chịu đực.

Chu kỳ tính có được là do sự tác động của hormone hướng sinh dục là FSH và LH. Trong chu kỳ tính hiện tượng động dục được biểu hiện rõ nhất vì thế cịn gọi là chu kỳ động dục. Trong chu kỳ động dục quan trọng nhất là sự rụng trứng. Chu kỳ động dục chính là khoảng thời gian từ lần rụng trứng này đến lần rụng trứng khác.

3.2. Các giai đoạn của chu kỳ động dục

Thường chia thành 4 giai đoạn tương đối rõ rệt. * Giai đoạn trước động dục:

Biểu hiện bên ngồi khơng rõ rệt, chủ yếu có sự thay đổi bên trong cơ quan sinh dục như:

+ Máu dồn đến nhiều.

+ Màng nhày tử cung, âm đạo tăng sinh, dầy lên. + Các tuyến ở đường sinh dục tăng cường hoạt động. + Nhu động của sừng tử cung được tăng cường.

+ Bao noãn phát triển và thành thục.

* Giai đoạn động dục: (còn gọi là giai đoạn lên giống)

Đây là thời kỳ biểu hiện tính dục của con cái. Những biểu hiện ở giai đoạn trước càng rõ rệt hơn. Lúc này trứng chín và rụng xuống.

+ Bên ngoài: Âm hộ cương lên, dịch nhờn từ âm hộ chảy ra, ban đầu loãng sau khi âm hộ bớt cương chuyển từ màu đỏ sang hồng (hoặc hơi tái đi) thì dịch nhờn trở nên keo nhầy. Con vật kém ăn, kêu la, nhảy lên mình con khác và có tư thế đứng im chịu cho giao phối hoặc có tư thế chờ giao phối.

+ Bên trong: Những biến đổi bên trong ở giai đoạn trước càng nhiều hơn và đặc biệt có sự rụng trứng.

Bảng 23.3. Thời gian biểu hiện động dục ở các loài gia súc

Loài gia súc Trâu Lợn Thỏ

Thời gian (ngày) 4- 5 1- 3 3- 5 1- 2 2- 3

Sau giai đoạn động dục nếu con vật được thụ thai thì chu kỳ động dục sẽ ngừng lại, gia súc bắt đầu giai đoạn mang thai và đến sau khi đẻ một thời gian mới xuất hiện chu kỳ tính trở lại. Nếu trứng không được thụ tinh con vật sẽ chuyển sang giai đoạn sau động dục.

* Giai đoạn sau động dục: Ở giai đoạn này con cái trở lại yên tĩnh, không muốn gần con đực. Bên trong, sự tăng sinh của niêm mạctử cung, âm đạo ngừng lại, biểu mô màng nhày bong ra khơi phục lại trạng thái bình thường. Trên buồng trứng hình thành thể vàng.

* Giai đoạn yên tĩnh (trung gian): Là khoảng thời gian giữa hai lần lên giống. Mọi

hoạt động của buồng trứng và tử cung ngừng lại để chuẩn bị cho chu kỳ động dục tiếp theo. Trên bề mặt buồng trứng hình thành thể trắng.

3.3. Thời gian chu kỳ tính của một số lồi gia súc

Bảng 23.4. Thời gian chu kỳ động dục của các loài gia súc

Loài gia súc Chu kỳ động dục (ngày) Biến động (ngày)

Bò 21 17- 25

Trâu 25 18- 30

Lợn 21 17- 27

Thỏ 30 28- 32

3.4. Các nhân tố điều tiết chu kỳ tính

Chu kỳ tính là một hiện tượng sinh lý bình thường ở con cái, nó có quan hệ mật thiết với các quá trình sinh lý khác trong cơ thể, có quan hệ tới hệ thần kinh trung ương, các tuyến và chất nội tiết.

- Khi con cái tiếp xúc với con đực, các kích thích thị giác, thính giác, khứu giác tác động đến con vật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hệ thống nội tiết tác động lên vỏ não, não lệnh về tuyến yên tiết ra FSH, thúc đẩy nỗn bào thành thục và chín. Tuyến n tiết ra LH kích thích hình thành thể vàng. Thể vàng tiết ra progesteron ức chế tuyến yên không sinh FSH nữa. Cứ như vậy chu kỳ diễn ra đều đặn. Ở một số lồi động vật, nhau thai có vai trị như thể vàng tiết ra

progesteron. Sau này khi hàm lượng progesteron giảm xuống sẽ kích thích sự tiết FSH của tuyến yên và như vậy chu kỳ tính được diễn ra đều đặn.

Một phần của tài liệu GT GIẢI PHẪU SINH lý ĐỘNG VẬT NUÔI (Trang 128 - 130)