Tiêu hóa dạ dày

Một phần của tài liệu GT GIẢI PHẪU SINH lý ĐỘNG VẬT NUÔI (Trang 70 - 73)

Bài 12 : SINH LÝ TIÊU HÓA

3.Tiêu hóa dạ dày

3.1. Tiêu hóa dạ dày đơn

Dạ dày là nơi chứa thức ăn, đồng thời cũng nơi biến đổi thức ăn về hai mặt: Cơ học và hóa học.

3.1.1. Tiêu hóa cơ học

Thức ăn đã được nhai từ miệng xuống dạ dày sẽ được co bóp nhào trộn tiếp tục (nhờ các lớp cơ của dạ dày) thức ăn được bóp nhuyễn và được thấm ướt dịch vị đến

một mức độ nhất định thì được đưa xuống tá tràng từng đợt do sự đóng mở của van hạ vị.

Van hạ vị đóng mở có điều kiện chủ yếu do sự thay đổi pH môi trường tại chỗ van hạ vị. Cụ thể như sau:

Bình thường van hạ vị hơi hé mở. Khi ăn, một vài giọt dịch vị rơi vào tá tràng, pH của dịch vị toan gây đóng van hạ vị. Chừng ít phút sau dịch ruột, dịch mật và dịch tụy (có pH kiềm) trung hịa pH toan của dịch vị thì van lại hé mở, nhờ co bóp của dạ dày thức ăn được chuyển xuống. Khi thức ăn xuống tá tràng do có thấm dịch vị nên van hạ vị lại đóng lại. Cứ như vậy liên tiếp nhiều đợt.

3.1.2. Tiêu hóa hóa học

Tiêu hóa hóa học là tác động của dịch vị do các tuyến ở dạ dày tiết ra biến thức ăn từ dạng hợp chất phức tạp thành dạng đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thu được. * Thành phần và tính chất lý hóa của dịch vị:

Dịch vị là một chất lỏng trong suốt có phản ứng axit.

(Lợn pH = 2,17; dạ múi khế của trâu bị có pH = 2,5 – 3,0). Dịch vị có 99,5% là nước, 0,5% là vật chất khơ gồm:

HCl.

Muối khoáng: NaCl, KCl, CaCl2, Ca3(PO4)2… Chất nhầy muxin.

Men pepxin (dưới dạng pepxinogen), lipaza, men ngưng kết sữa kimozin. * Tác dụng tiêu hóa của dịch vị:

Pepxin: thủy phân protit thành các chuỗi polipeptit. Trước đó phải nhờ HCl biến pepxinogen thành pepxin.

HCl

Pepxinogen pepxin

protit polypeptit

Men ngưng kết sữa (kimozin):

Chỉ có ở thú non, có tác dụng ngưng kết sữa cùng với ion Ca++ có sẵn trong sữa. Phần sữa lỏng xuống ruột non trước, phần đặc được tiêu hóa như protit khác.

HCl: Khơng phải men tiêu hóa nhưng có vai trị quan trọng: - Kích động, xúc tác biến pepxinogen thành pepxin.

- Giúp cho q trình đóng mở van hạ vị (vì pH toan). - Giúp sự bài tiết dịch tụy và dịch ruột.

- Tiêu diệt vi trùng có lẫn trong thức ăn. Cơ chế tiết dịch vị:

Dịch vị tiết ra dưới ảnh hưởng của nhân tố thần kinh, bao gồm phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.

Phản xạ không điều kiện: Khi thức ăn chạm vào niêm mạc dạ dày kích thích tiết dịch vị.

Phản xạ có điều kiện: Khi ngửi thấy mùi hoặc nhìn thấy thức ăn hoặc nghe tiếng chuẩn bị bữa ăn thì dịch vị được tiết ra. Nói chung dịch vị được tiết ra theo cơ chế này thì sẽ chứa lượng men lớn hơn và hoạt lực của men mạnh hơn.

Kết quả tiêu hóa ở dạ dày đơn

Sau khi chịu tác động cơ học và hóa học, thức ăn biến thành chất lỏng gọi là nhũ trấp.

Nhũ trấp gồm:

- Nước, muối khoáng, vitamin.

- Gluxit: Maltoza và các gluxit chưa được tiêu hóa. - Lipit: Glyxerin, axit béo và lipit chưa tiêu hóa. - Protit: Polypeptit và các protit chưa tiêu hóa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy sự tiêu hóa ở dạ dày chưa được hồn tồn vì thức ăn chưa được phân giải hết, nó cịn tiếp tục được tiêu hóa ở ruột non.

3.2. Tiêu hóa ở dạ dày kép

* Chức năng của dạ cỏ:

Dạ cỏ được coi là một túi lên men lớn. Trong dạ cỏ khơng có men tiêu hóa celluloza và các thức ăn khác, nhưng thức ăn lại được phân giải nhờ các men của vi sinh vật sống cộng sinh trong đó.

Tiêu hóa ở dạ cỏ:

VSV VSV

Tinh bột Maltoza Glucoza

VSV

Celluloza Axit béo bay hơi, CO2, CH4…

Protit được vi sinh vật tiêu hóa thành polypeptit (ít). Sản phẩm tiêu hóa protit được vi sinh vật sử dụng để tổng hợp thành protit của bản thân chúng. Sau đó những vi sinh vật sẽ được cơ thể gia súc tiêu hóa bình thường như một protít trong thức ăn.

Vi sinh vật còn tự tổng hợp được vitamin như vitamin nhóm B, vitamin K, được trâu bị sử dụng.

Trong q trình hoạt động sống của sinh vật ở dạ cỏ có tạo thành thể khí được chứa ở 1/3 phía trên dạ cỏ. Thể khí gồm CO2 (50%- 60%), CH4 (40- 50%), N, H, O2, SO2 và một ít axit béo bay hơi.

Trong một ngày đêm vi sinh vật tạo ra khoảng 500 – 600 lít hơi. Khi thể tích khí trong dạ cỏ quá nhiều thì trâu bị phải ợ hơi để thải chất khí ra (trung bình mỗi giờ ợ hơi 17- 20 lần). Nếu khơng thải ra ngồi được thì dạ dày bị chướng to gây bệnh chướng hơi dạ cỏ.

* Chức năng của dạ tổ ong:

Xem như là nơi vận chuyển, kiểm soát thức ăn. Dạ tổ ong hầu như chỉ chứa thức ăn lỏng.

Dạ lá sách được xem như là nơi lọc và ép thức ăn. Phần thô nằm lại giữa các phiến lá mỏng và được ép tiếp tục. Phần lỏng đi xuống dạ múi khế. Trong dạ lá sách nước và axit béo bay hơi được hấp thu nhanh.

* Chức năng của dạ múi khế:

Dạ múi khế được xem là dạ dày chính của lồi nhai lại vì có tuyến tiết dịch vị. Dịch vị cũng chứa các men như pepxin, kimozin (ở bê nghé), lipaza, HCl… Chức năng dạ múi khế cũng tương tự như dạ dày đơn tức là tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.

Một phần của tài liệu GT GIẢI PHẪU SINH lý ĐỘNG VẬT NUÔI (Trang 70 - 73)