Sự tiêu hóa ở ruột non

Một phần của tài liệu GT GIẢI PHẪU SINH lý ĐỘNG VẬT NUÔI (Trang 73 - 76)

Bài 12 : SINH LÝ TIÊU HÓA

4.Sự tiêu hóa ở ruột non

4.1. Tiêu hóa cơ học

Ở ruột non có sự co bóp của các cơ trơn gồm có cơ vịng co bóp trộn thức ăn, co bóp lan truyền theo làn sóng từ trên xuống dưới để vận chuyển thức ăn xuống dưới. Cứ khoảng 10 lần co bóp lan truyền từ trên xuống lại có một đợt co bóp của các cơ vòng theo thứ tự từ dưới lên trên nhằm nhào trộn thức ăn với dịch tiêu hóa kỹ hơn. Ngồi ra cịn có vận động lắc lư do sự co giãn của các cơ dọc đẩy ruột non từ trái sang phải và ngược lại.

Hai loại co bóp, co lan dần theo làn sóng và vận động lắc lư gọi là nhu động ruột. Nhu động ruột làm thức ăn nhỏ ra, trộn lẫn với dịch tiêu hóa và đi xuống dưới.

4.2. Tiêu hóa hóa học

Nhũ trấp được tác động bởi các men có trong dịch tụy, dịch ruột và dịch mật biến thành dưỡng trấp.

Dịch tuỵ

* Thành phần và tính chất của dịch tụy:

Dịch tụy khơng màu, có phản ứng kiềm (lợn pH=7,7- 7,9; ở bò pH=8,0). Dịch tụy gồm: 90% là nước và 10% vật chất khô gồm:

Chất vô cơ: NaHCO3, NaCl, CaCl2, Na3PO4…

Chất hữu cơ: Gồm các men tripxin, kimotrypsin, polypeptidaza, amilaza, maltaza, lactaza, saccaraza, lipaza.

* Tác dụng tiêu hóa của men dịch tụy

Men tiêu hóaprotit:

+ Tripxin: Là men tiêu hóa protit mạnh và chủ yếu của dịch tụy, khi mới tiết ra nó ở dạng khơng hoạt động là tripxinogen. Nó được hoạt hóa bởi men enterokinaza do dịch ruột tiết ra thành men tripxin hoạt động

Enterokinaza

Tripxinogen Tripxin hoạt động

Protein Polypeptit và axit amin + Men kimotrypsin:

Có tác dụng như tripxin nhưng yếu hơn. Khi mới tiết ra nó ở dạng kimotrysinogen khơng hoạt động, nhờ sự hoạt hóa của tripxin nó trở thành kimotripsin hoạt động.

Tripxin

Kimotripsinogen Kimotripsin

Protein Polypeptit + Axit amin

+ Men polypeptidaza:

Polypeptitdaza

Polypeptit Axit amin

Men tiêu hóa gluxit:

+ Amilaza: Thủy phân tinh bột thành đường. Tác dụng của amilaza dịch tụy mạnh hơn nhiều so với amilaza của tuyến nước bọt tiết ra.

Amilaza

Tinh bột + H2O Maltoza

+ Maltaza:

Maltaza

Maltoza + H2O 2 Glucoza

+ Lactaza: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lactaza

Lactoza + H2O Glucoza + Galactoza

+ Saccaraza:

Saccaraza

Saccaroza + H2O Glucoza + Fructoza

Men tiêu hóa lipit:

+ Lipaza Lipaza

Lipit + H2O Axit béo + Glyxerin

Tác dụng của lipaza dịch tụy mạnh hơn so với lipaza của các tuyến khác tiết ra.

Dịch mật

* Thành phần, tính chất của dịch mật:

Mật không ngừng được sinh ra ở gan và được dữ trữ trong túi mật, chỉ khi cần thiết tiêu hóa mật mới được đổ vào tá tràng (5- 10 phút trước khi ăn).

Ở lồi ngựa khơng có túi chứa mật. Dịch mật theo ống dẫn đổ trực tiếp vào tá tràng.

Dịch mật là một chất lỏng, nhầy, vị đắng, có màu xanh thẫm đối với gia súc ăn cỏ, có màu vàng xanh đối với gia súc ăn thịt. Dịch mật có pH = 7,5 – 8,6.

Trong dịch mật chứa 97,5% là nước, 2,5% vật chất khơ gồm có: chất nhầy muxin, các muối mật (glyconatnatri, glycocholate natri), các sắc tố mật (bilirubin, biliverdin).

* Tác dụng của dịch mật:

+ Dịch mật tuy khơng có men tiêu hóa nhưng nó giữ vai trị quan trọng trong việc tiêu hóa vì:

+ Kích thích nhu động ruột.

+ Trung hịa tính axit của nhũ trấp.

+ Nhũ tương hóa chất béo, biến chất béo thành dạng dễ hịa tan trong nước do đó hấp thu được dễ dàng.

+ Chống lên men thối.

+ Giúp sự hấp thu các vitamin A, D, E, K. Nếu thiếu mật chỉ có 30% lipit được tiêu hóa.

Dịch ruột

* Thành phần, tính chất của dịch ruột:

Dịch ruột do 2 loại tuyến ở niêm mạc ruột non tiết ra là: Tuyến liaberkun có trên tồn bộ ruột non.

Tuyến brunner chỉ có ở phần tá tràng.

Dịch ruột là chất lỏng nhớt, màu vàng nhạt, pH = 8,2 – 8,7. Dịch ruột chứa 98% nước.

2% vật chất khơ gồm có: Muối khống, chất nhầy muxin, các men tiêu hoá amilaza, maltaza, lactaza, saccaraza, polypeptidaza, dipeptidaza, lipaza, enterokinaza. Ngồi ra cịn có một số men khác tác dụng trên sự hấp thu nằm trong niêm mạc ruột khơng tiết ra ngồi (như men photphotaza, nucleaza, proteaza).

* Tác dụng của dịch ruột:

Men tiêu hóa protit: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Polypeptidaza:

Polypeptidaza

Polipeptit + H2O Axit amin + Dipeptidaza:

Dipeptidaza

Dipeptit + H2O Axit amin + Enterokinaza hoạt hóa tripxinogen thành tripxin

Men tiêu hóa lipit:

+ Lipaza:

Lipaza

Lipit + H2O Glyxerin + axit béo

Men tiêu hóa gluxit:

+ Amilaza:

Amilaza

Tinh bột + H2O Maltoza

+ Maltaza:

Maltaza

+ Lactaza:

Lactaza

Lactoza + H2O Glucoza + Galactoza + Saccaraza:

Saccaraza

Saccaraza + H2O Glucoza + Fructoza

* Tác dụng của chất nhầy muxin:

Chất nhầy muxin luôn được tiết ra trên tồn bộ niêm mạc dạ dày, ruột non, có tác dụng che chở niêm mạc khỏi bị tác dụng của men tiêu hoá, đặc biệt là men tiêu hóa protit.

Kết quả tiêu hóa ở ruột non

Nhũ trấp từ dạ dày xuống ruột non được biến đổi cơ học và hóa học biến thành dưỡng trấp.

Dưỡng trấp gồm:

- Nước, muối khoáng, vitamin.

- Gluxit: Glucoza, galactoza, fructoza. - Protit: Axit amin.

- Lipit: Axit béo và glyxerin cộng với dạng lipit nhũ tương nhỏ li ti rất dễ tiêu hóa.

Ngồi ra cịn có một phần thức ăn chưa được tiêu hóa hết.

Nhìn vào thành phần dưỡng trấp ta thấy gồm tồn những chất đơn giản cơ thể có thể hấp thu một cách dễ dàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu GT GIẢI PHẪU SINH lý ĐỘNG VẬT NUÔI (Trang 73 - 76)