Mục tiêu
- Trình bày được cơ chế hình thành nước tiểu - Nêu được ý nghĩa kiểm tra nước tiểu
Nội dung 1. Nước tiểu
1.1. Tính chất lý hóa
Màu sắc: Thay đổi từ không màu, vàng nhạt đến vàng sẫm. Sự thay đổi này phụ thuộc vào sắc tố trong nước tiểu. Sau khi ra ngồi khơng khí nước tiểu thường có màu sẫm hơn do các sắc tố dần dần bị oxy hóa.
Tỷ trọng (d): Nước tiểu động vật ăn cỏ có tỷ trọng cao hơn ở động vật ăn tạp và ăn thịt.
Bò: d= 1,032 Lợn: d = 1,012 Chó: d = 1,025
Phản ứng: Phản ứng của nước tiểu chủ yếu do thức ăn quyết định. Ở gia súc ăn cỏ thường có phản ứng kiềm (bị pH = 7,4 – 8,7). Nước tiểu gia súc ăn thịt có phản ứng axit (pH = 5,7). Lồi ăn tạp khi kiềm, khi axit. Khi cịn bú sữa, nước tiểu có phản ứng axit kể cả loài ăn cỏ và ăn tạp.
1.2. Thành phần nước tiểu
Gồm 95% nước.
2% muối khoáng chủ yếu là NaCl, KCl, CaCl2…
3% chất hữu cơ: Urê, axit uric, urat, creatinin, axit hypuric, sắc tố, vitamin, kích tố,… Trong chất hữu cơ thì urê có hàm lượng cao nhất chiếm đến 80% tổng số chất hữu cơ.
Urê: là sản phẩm thừa từ thức ăn protit sinh ra.
Axit uric và muối urat do sự biến đổi của các nucleoprotein ở nhân tế bào sinh ra.
Creatinin: Do sự thối hóa protit ở tế bào. Axit hypuric: Do ống sinh niệu sinh ra.
Sắc tố: Màu vàng của nước tiểu do urochrom biến đổi ra là một protit có lưu huỳnh và urobilin do sắc tố mật biến thành.
Ngồi ra cịn một số thuốc hoặc một số chất khác từ thức ăn gia súc ăn vào cũng được thải ra ngoài theo nước tiểu.
Một số chất như hormone cũng có trong nước tiểu.
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến thành phần, tính chất, lượng nước tiểu
Thần kinh: Thận khơng có dây thần kinh điều khiển sự thành lập nước tiểu mà chỉ có tác dụng của dây thần kinh làm co mạch hay giãn mạch để thay đổi huyết áp.
Huyết áp tăng, lượng nước tiểu thành lập nhiều. Huyết áp giảm, lượng nước tiểu thành lập ít. Kích thích tố:
Thùy sau tuyến yên tiết ra vazoprexin làm giảm lượng nước tiểu bằng cách kích thích khả năng tái hấp thu nước của ống sinh niệu.
Tuyến thượng thận tiết kích thích tố làm tăng cường sự tái hấp thu nước, hấp thu Na, ức chế hấp thu K.
Tuyến giáp trạng tiết ra kích thích tố ức chế tái hấp thu nước làm tăng lượng nước tiểu lên.
Uống nhiều nước, lượng nước tiểu tăng.
Mùa lạnh lượng nước tiểu nhiều hơn mùa nóng.
Hóa chất: Một số hóa chất hóa học có tác dụng lợi tiểu như dighitanlin, cafein (là những chất trợ tim, tăng huyết áp).
2. Sự thành lập nước tiểu
Nước tiểu không phải do thận tạo thành, nhưng thận lọc từ trong máu những chất dư thừa khơng có lợi cho cơ thể để thành lập nước tiểu.
Ta so sánh thành phần huyết tương trong máu và nước tiểu sẽ thấy ngay nước tiểu được thành lập từ máu.
2.1. So sánh huyết tương và nước tiểu
Bảng 19.1. Bảng so sánh thành phần huyết tương và nước tiểu Các chất % trong huyết tương % trong nước tiểu So sánh Các chất % trong huyết tương % trong nước tiểu So sánh Nước Protein Glucoza Lipit Urê Axit uric Na 90- 95 7- 9 0,1 0,05- 0,1 0,03 0,002 0,32 93- 95 0 0 0 2 0,05 0,35 Tương đương 0 0 0 70 25 - Kali Canxi Mg Clo Photphat Creatinin A.hypuric NH3 0,02 0,0025 0,001 0,37 0,009 0,001 0 0 0,15 0,006 0,04 0,06 0,27 0,1 0,01 có 7 2,4 40 1,6 30 100 Nhận xét:
Có những chất chỉ có trong máu mà khơng có trong nước tiểu như a xít amin, glucoza, lipit nhũ tương chứng tỏ những chất này không thải qua nước tiểu.
Có những chất có cả ở hai nơi nhưng nồng độ của chúng trong nước tiểu cao hơn như urê, axit uric, NaCl… chứng tỏ thận có hiện tượng hấp thu nước trở lại.
Có chất chỉ có trong nước tiểu mà khơng có trong máu như axit hypuric, NH3 chứng tỏ thận có tạo ra chất mới đó.
2.2. Cơ chế thành lập nước tiểu
Giai đoạn lọc
Khi máu chảy qua hệ mao mạch ở quản cầu malpighi, do đường kính động mạch đi vào lớn hơn đi ra nên máu trong quản cầu có huyết áp lớn hơn xoang bouwman nên tất cả các thành phần của huyết tương đều ngấm qua xoang (trừ protit, lipit). Dịch thể được lọc vào gọi là nước tiểu đầu.
Giai đoạn tái hấp thu
Nước tiểu đầu di chuyển trong ống sinh niệu, khi đi ngang qua ống lượn và quai henle sẽ có sự hấp thu tồn bộ glucoza, một phần nước và một phần NaCl. Những chất tái hấp thu này sẽ đưa vào máu (qua hệ mao mạch thứ hai) vì ở đây áp suất thấp hơn ống sinh niệu.
Phần nước và NaCl còn lại hợp với các chất như urê, axit uric, urat, creatinin, axit hypuric (do ống sinh niệu tiết ra) tạo thành nước tiểu, chảy xuống ống góp đổ vào bể thận rồi theo ống dẫn tiểu xuống bọng đái.
3. Sự thải nước tiểu và ứng dụng 3.1. Sự thải nước tiểu
Nước tiểu liên tục từ thận đổ vào bọng đái. Cơ vịng cổ bọng đái ln co thắt, không mở giữ cho nước tiểu ngày càng nhiều. Khi đạt một lượng nước tiểu nhất định thì kích thích vào cơ vịng bọng đái, con vật có phản xạ mót đi tiểu (trong phản xạ này có sự phân tích của vỏ đại não). Các cơ ở bọng đái co bóp từng đợt, cơ vịng mở ra và nước tiểu theo ống thốt tiểu ra ngồi.
Lượng nước tiểu nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loài, cá thể, thời tiết… Gia súc có tuyến mồ hơi kém phát triển lượng nước tiểu nhiều. Uống nhiều nước lượng nước tiểu tăng. Ban ngày nước tiểu nhiều hơn ban đêm…
Bảng 19.2. Lượng nước tiểu trung bình trong một ngày đêm của gia súc
Lồi gia súc Bị Lợn Dê
Lượng nước tiểu (lít) 20-60 2-5-10 1,5-2
3.2. Công dụng của sự thải nước tiểu
Thải nước tiểu có cơng dụng sau:
+ Loại những chất bã độc, các độc tố, các chất lạ (như thuốc, rượu) ra khỏi cơ thể.
+ Điều hòa huyết áp.
+ Duy trì thành phần hóa học và điều hịa pH máu.
3.3. Ý nghĩa của việc kiểm tra nước tiểu
Để chẩn đoán khi phát hiện ra các chất lạ trong nước tiểu (tiểu đường, tiểu protit, ngộ độc, tiểu ra huyết sắc tố…).
Để điều trị bệnh: Trong thú y dùng những thuốc có đường thải trừ qua nước tiểu cịn ngun hoạt tính để điều trị bệnh thận, bệnh đường tiết niệu.
Để chẩn đốn có thai hoặc chẩn đốn thai bị bệnh vì trong nước tiểu có tồn tại kích thích tố thời kỳ mang thai.
4. Sinh lý bài tiết gia cầm
Nước tiểu gia cầm trước khi vào huyệt ở thể lỏng. Sau khi vào xoang này thì một phần nước bị tái hấp thu bởi màng nhầy của xoang, do đó nước tiểu trở nên nhầy dính. Nước tiểu gia cầm có nhiều axit uric cịn urê có hàm lượng rất thấp. Axit uric và muối urat sẽ làm thành màng trắng bao xung quanh chóp phân.
Phản ứng nước tiểu phụ thuộc vào thức ăn. Khi ăn thức ăn thực vật thì nước tiểu có pH kiềm, ăn thức ăn động vật nước tiểu có tính axi
Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày cơ chế hình thành nước tiểu. Nước tiểu đầu có ở đâu?
2. Vì sao trong dân gian thường nói gà uống nhiều nước mà khơng đi tiểu? trong khi thỏ uống ít nước lại đi tiểu nhiều?
3. Vì sao xét nghiệm nước tiểu có thể chẩn đốn có thai hoặc tình trạng bệnh lý của gia súc?