Bài 17 : HỆ HÔ HẤP
2. Sinh lý bộ máy hô hấp
2.1. Tần số hô hấp
+ Lồng ngực và màng phổi: Lồng ngực kín, có áp suất nhỏ hơn bên ngồi. Do trong q trình phát triển, dung tích xoang ngực lớn lên, mà khơng khí lại khơng lọt vào được nên tạo áp lực âm xoang màng ngực. Áp lực âm xoang màng ngực góp một phần đáng kể trong hoạt động hô hấp của lồng ngực và phổi. Nếu vì lý do gì đó mà lồng ngực bị thủng, khơng khí tràn vào xoang màng ngực cân bằng áp suất với bên ngồi, thì gia súc thở sẽ rất khó khăn.
Mỗi lần hít vào và thở ra được gọi là một nhịp thở. Số nhịp thở trong một phút là tần số hô hấp. Tần số hô hấp thay đổi theo loài, tuổi tác, trạng thái sinh lý, sự vận động, nhiệt độ môi trường.
Bảng 17.1. Tần số hơ hấp của một số lồi động vật ni Lồi động vật ni Tần số hơ hấp (lần/phút)
Bị Trâu Lợn Gà Dê 10 – 30 15 – 25 20 - 30 22– 25 12–15 2.2. Hoạt động hô hấp
Hơ hấp ở phổi là một q trình hồn tồn thụ động, phụ thuộc vào sự giãn nở của lồng ngực. Sự giãn nở của lồng ngực có được là nhờ các cơ hô hấp như cơ liên sườn trong, cơ liên sườn ngoài, cơ hoành và một số cơ khác.
2.2.1. Động tác hít vào và thở ra
Động tác hít vào: Hít vào là kết quả nở rộng dung tích lồng ngực theo chiều
trước sau, trên dưới chủ yếu do tác động của cơ liên sườn ngoài và cơ hoành.
Đầu tiên cơ liên sườn ngoài co lại, kéo các xương sườn lên trên, về phía trước, đồng thời cơ hồnh co lại, đẩy các cơ quan trong xoang bụng về phía sau. Thể tích xoang ngực tăng lên, nhờ áp lực âm xoang màng ngực và tính đàn hồi của phổi, phổi giãn nở ra, khơng khí ùa vào phổi. Đây chính là động tác hít vào, động tác này chủ động hơn.
Động tác thở ra: Sau động tác hít vào, khơng khí tràn đầy các phế nang thì cơ
hồnh và cơ liên sườn ngoài giãn ra, cơ liên sườn trong co lại, kéo xương sườn xuống dưới về phía sau. Thể tích lồng ngực lúc này giảm xuống, áp lực xoang ngực nhờ đó tăng lên ép vào phổi làm một phần khơng khí được đẩy ra ngồi, gây nên động tác thở ra.
Trong khi cơ hoành co giãn, ép vào các cơ quan trong xoang bụng, vì thế khi hơ hấp ta thấy sự biến đổi ở bụng cũng cùng nhịp điệu với động tác hô hấp.
2.2.2. Phương thức hô hấp
Gồm 3 phương thức:
+ Phương thức hô hấp sườn bụng: Là phương thức hơ hấp lúc bình thường do khi thở thì cả bụng và sườn đều thay đổi, co giãn.
+ Phương thức hô hấp sườn: Khi gia súc bị viêm ruột, dạ dày, hay có thai, bụng bị đau hoặc bị chèn ép thì chủ yếu hơ hấp sườn.
+ Phương thức hô hấp bụng: Lúc màng tim, phổi bị viêm, màng ngực viêm gia súc chủ yếu hô hấp bụng.
Việc quan sát phương thức hơ hấp giúp một phần trong chẩn đốn bệnh gia súc.
2.3. Sự trao đổi khí ở mơ bào
2.3.1. Biến đổi lý hóa khơng khí khi hơ hấp
Khơng khí hít vào phổi và sau khi thở ra thấy có sự thay đổi về nhiệt độ và thành phần. Cụ thể nhiệt độ cao hơn, lượng nước nhiều hơn và các chất có sự thay đổi:
Bảng 7.2. So sánh thành phần chất khí trong 2 thì hơ hấp Chất khí Khơng khí hít vào (%) Khơng khí thở ra (%)
O2 20,9 16
CO2 0,03 4,4
N2 79,30 79,07
Hoạt động hơ hấp gồm thì hít vào và thở ra thực ra chỉ là giai đoạn khởi đầu, chuẩn bị cho giai đoạn cơ bản là sự hô hấp ở tế bào vì khí O2 lấy vào phổi chính là để cho tế bào sử dụng và khí CO2 chính là do mơ bào thải ra. Nói một cách khác việc lấy và thải khí chỉ là hiện tượng cơ học. Việc trao đổi chất khí giữa phế bào – máu – mô bào mới là hiện tượng căn bản. Trong q trình trao đổi chất khí, máu đóng vai trị là chất trung gian giữa phế bào và mô bào.
2.3.2. Sự trao đổi khí ở phổi (phế nang)
Máu đỏ thẫm từ tâm thất phải theo động mạch phổi lên phổi sẽ lưu thông trong các mao mạch bao quanh phế nang. Thành mao mạch, thành phế nang và màng tế bào có tính thẩm thấu để cho khí O2 và CO2 trao đổi qua lại.
Sự chênh lệch về nồng độ 2 chất khí trên giữa máu và phế nang, giữa máu và tế bào là nguyên nhân chính gây ra sự trao đổi chất khí.
Nồng độ khí O2 lớn hơn trong máu (đỏ thẫm) nên O2 khuyếch tán vào máu. Một phần nhỏ O2 hòa tan trong huyết tương. Phần còn lại kết hợp với hemoglobin.
O2 + Hb HbO2 (oxy hemoglobin).
Nồng độ CO2 phế bào nhỏ hơn nồng độ CO2 ở trong máu nên:
HbCO2 Hb + CO2. Khí CO2 được giải phóng này sẽ khuyếch tán
vào phế bào và được thải ra ngồi trong thì thở ra. Hb này sẽ chờ để kết hợp với O2 trong kỳ tới.
Máu lúc này trở nên đỏ tươi, theo tĩnh mạch phổi trở về tim, từ tim theo động mạch chủ tới các mô bào.
2.3.3. Sự trao đổi khí ở mơ bào
Do q trình trao đổi chất tiêu hao hết nhiều O2 nên nồng độ O2 thấp hơn trong máu. Nhờ vậy O2 hòa tan khuyếch tán vào tế bào trước, còn oxy hemoglobin phân ly.
HbO2 Hb + O2. Oxy này sẽ khuyếch tán vào sau nên lượng O2
Ở mơ bào do q trình trao đổi chất thải ra nhiều CO2, nên nồng độ CO2 ở đây lớn hơn trong máu. CO2 sẽ khuyếch tán từ mô bào vào máu. Tại đây CO2 sẽ kết hợp với Hb (Hb vừa được giải phóng từ HbO2).
Hb + CO2 HbCO2 (cacbohemoglobin)
Máu trở nên có màu đỏ thẫm theo tĩnh mạch nhỏ, vừa, lớn về tim, lên phổi.
2.3.4. Điều tiết hô hấp
Trung khu hô hấp nằm ở hành tủy.
* Điều hòa thần kinh: Khi phế bào căng đầy khơng khí hay xẹp đi khơng chứa khơng
khí, thì đầu mút dây thần kinh ở đó sẽ kích thích gây hoạt động phản xạ co giãn cơ hoành hoặc cơ liên sườn trong, cơ liên sườn ngồi làm cho gia súc hít vào hoặc thở ra.
* Điều hịa thể dịch: Nhân tố thể dịch là những chất khí chứa trong máu, chủ yếu là
CO2. Nếu CO2 tăng, O2 giảm sẽ gây hưng phấn trung khu hô hấp làm tăng nhịp thở. Nếu CO2 giảm, O2 tăng sẽ làm giảm hô hấp. Nếu CO2 nhiều quá, kết hợp nhiều với Hb thì sẽ làm gia súc ngạt thở.
2.3.5. Ảnh hưởng của điều kiện sống đến hoạt động hô hấp
Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, gia súc tăng cường hô hấp để thải nhiệt. Khi nhiệt độ thấp gia súc hô hấp sâu, tần số hô hấp giảm hơn.
Hô hấp trong điều kiện thiếu O2: Khi thiếu O2 trong một thời gian ngắn sẽ làm rối loạn hoạt động thần kinh trung ương, gia súc có thể bị ngất chống.
Khi vận động: Lúc vận động hoặc làm việc nhiều do cường độ trao đổi chất tăng lên, địi hỏi nhiều O2 và thải ra nhiều khí CO2, gia súc phải tăng tần số hô hấp. Nếu được tập luyện, gia súc sẽ thở chậm và sâu hơn.
Khi có chất khí lạ hoặc bụi bẩn… Khi hít phải khí lạ hoặc khí độc như amoniac, clorofor, H2S… các chất này kích thích màng nhầy mũi làm tạm dừng kỳ hít vào. Khi hít phải bụi bẩn, kích thích niêm mạc mũi, gây phản xạ hắt hơi để tống vật lạ ra ngoài.