Mục tiêu
- Liệt kê được cơ quan hấp thu trong cơ thể - Trình bày được con đường và cơ chế hấp thu
- Phân biệt được phân bình thường và khơng bình thường
Nội dung 1. Khái niệm
Hấp thu là một quá trình chuyển các chất dinh dưỡng sau khi đã được tiêu hóa thành những dạng đơn giản vào máu qua niêm mạc của những bộ phận hấp thu như dạ dày, ruột non, ruột già. Mức độ hấp thu ở các bộ phận này khác biệt nhau.
Sự hấp thu là một quá trình sinh lý đặc trưng cho các tế bào sống của ống tiêu hóa.
2. Cơ quan hấp thu
Chỉ hấp thu được nước và rượu. Ở lồi nhai lại cịn hấp thu được axít béo bay hơi. Sự hấp thu ở dạ dày bị hạn chế bởi chất nhầy muxin và dịch vị được tiết ra liên tục. Hơn nữa ở dạ dày thức ăn chưa kịp tiêu hóa thành dạng đơn giản dễ hấp thu.
Ruột non
Là bộ phận hấp thu chủ yếu của cơ thể vì trên bề mặt niêm mạc của ruột non có nhiều nếp gấp, trên đó lại có nhiều lơng nhung (khoảng 2500 lơng nhung/1cm2).
Lơng nhung có cấu tạo phù hợp để làm nhiệm vụ hấp thu như: + Ở giữa lơng nhung có mao quản bạch huyết.
+ Quanh mao quản bạch huyết có tiểu động tĩnh mạch để dẫn máu tới và đi.
Ruột già
Chỉ hấp thu được nước, muối khống, một ít glucoza do sự phân giải celluloza. Riêng ở loài ngựa, thỏ sự hấp thu ở ruột già rất quan trọng.
3. Con đường hấp thu
* Đường máu
Những chất sau đây được hấp thu qua lông nhung ruột, vào tĩnh mạch về gan, từ gan về tim, sau cùng được phân bố đi khắp cơ thể:
Nước.
Muối khống.
Vitamin tan trong nước (nhóm B,C).
Các loại đường đơn: Glucoza, galactoza, fructoza. Các axit amin.
30% axit béo và glyxerin.
* Đường bạch huyết
Những chất sau đây được hấp thu vào lông nhung ruột, theo đường bạch huyết về tim và cuối cùng được phân bố đi khắp cơ thể.
70% axit béo và glyxerin còn lại, lipit nhũ tương. Các vitamin tan trong chất béo (A, D, E, K)
Như vậy dù được hấp thu theo hai con đường khác nhau nhưng dưỡng chất đều được đưa về tim, từ tim phân bố cho các cơ quan bộ phận.
4. Cơ chế hấp thu
Sự hấp thu được hấp thu qua 3 cơ chế: lọc qua, khuếch tán thẩm thấu và vận chuyển tích cực.
a. Cơ chế lọc qua: Chịu ảnh hưởng của áp lực thủy tĩnh trong ruột. Tăng áp lực
đến 8-10mmHg thúc đẩy sự hấp thu. Nhưng nếu tăng tới 80-100mmHg ép mạch quản dưới biểu mô niêm mạc làm ngưng sự hấp thu. Do áp lực thủy tĩnh trong ruột thường không cao quá 3-5mmHg nên tác dụng lọc ảnh hưởng ít đến sự hấp thu.
b. Khuếch tán thẩm thấu: Quy luật thẩm thấu được biểu hiện khi hấp thu nước
từ dung dịch nhược trương sang dung dịch ưu trương. Vd: Nếu tiêm vào ruột dung dịch glucozo có nồng độ thấp hơn nồng độ dung dịch của nó trong máu thì nước được hấp thu trước sau đó đến glucozo. Nếu tiêm vào ruột dung dịch glucozo có nồng độ thấp hơn nồng độ dung dịch của nó trong máu thì glucozo được hấp thu trước sau đó đến nước.
c. Vận chuyển tích cực: Là sự hấp thu các chất dinh dưỡng ngược với dưới hạn
nồng độ của nó, có khi ngược với cả dưới hạn điện thế gọi là ngược với bậc thang hấp thu; nghĩa là tuy nồng độ của nó trong máu cao hơn trong ruột nhưng so với nhu cầu cơ thể thì chưa thỏa mãn nên nó phải tiếp tục hấp thu từ ruột vào máu. Trong trường hợp này phải có vật tải mang chất dinh dưỡng đi và tiêu tốn năng lượng, vật tải đó là
men ATPaza- Na+ .
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tiêu hóa và hấp thu
Gia súc khỏe mạnh, hệ tiêu hóa lành lặn, bình thường.
Thức ăn được chế biến hợp lý có độ mịn nhất định, có mùi vị thơm ngon, chất lượng tốt. Thức ăn được phối hợp cân đối các thành phần cần thiết.
Cho gia súc uống nước đầy đủ. Đối với loài nhai lại cần lưu ý tạo điều kiện nghỉ ngơi yên tĩnh để chúng nhai lại được tốt.
Tạo các phản xạ có điều kiện trong ăn uống: Cho gia súc ăn đúng giờ, cho ăn hợp lý. Ví dụ cho gia súc ăn thức ăn tinh trước thức ăn thô sau.
6. Phân và sự tạo phân 6.1. Sự tạo phân 6.1. Sự tạo phân
Sau khi được hấp thu nước, các chất cặn bã được cô đặc lại thành phân và được thải ra ngồi qua hậu mơn. Lượng phân gia súc thải ra phụ thuộc vào lồi vào tính chất và số lượng thức ăn. Ăn thức ăn thực vật thải nhiều hơn ăn thức ăn động vật. Bị bình qn một ngày đêm thải 40 kg phân, ngựa 10-17 kg, cừu 3-9 kg, lợn 2-5 kg.
Thành phần của phân chứa 65 -70% nước; 30-35% là các chất rắn gồm: các chất dinh dưỡng trong thức ăn chưa tiêu hóa hết, các tế bào niêm mạc ruột bong ra, dịch tiêu hóa, các chất khống và xác vi sinh vật sinh ra trong ống tiêu hóa.
6.2. Sự thải phân
Thải phân qua động tác đại tiện là một phản xạ không điều kiện gây co bóp cơ trơn trực tràng và mở cơ thắt hậu mơn. Khi niêm mạc trực tràng bị kích thích, các xung hướng tâm truyền về chất xám của tuỷ sống ở vùng khum, nơi xuất phát dây thần kinh chậu thuộc thần kinh phó giao cảm. Các xung ly tâm đến trực tràng gây co bóp mạnh
các cơ trơn, mở cơ thắt hậu mơn, đồng thời có sự phối hợp với sự co cơ thành bụng để đẩy phân ra ngồi.
Câu hỏi ơn tập
1. Hấp thu là gì? Vì sao ruột non là cơ quan hấp thu chính của cơ thể? 2. Trình bày các con đường hấp thu chất dinh dưỡng.