Sữa và các vấn đề liên quan

Một phần của tài liệu GT GIẢI PHẪU SINH lý ĐỘNG VẬT NUÔI (Trang 132 - 134)

Bài 23 : SINH LÝ HỆ SINH DỤC CÁI

6.Sữa và các vấn đề liên quan

6.1. Sữa, sữa đầu - thành phần và tính chất

- Sữa thường: Là một chất lỏng có màu trắng đục đến hơi vàng, tỉ trọng từ 1,03 - 1,08, có vị ngọt, mùi thơm, hơi dính, pH axit nhẹ.

Thành phần của sữa rất phức tạp và thay đổi tùy theo loài, giống, thức ăn, sự quản lý, tuổi và đặc tính cá thể. Trong sữa có đầy đủ chất dinh dưỡng đảm bảo cho sự sống của gia súc non cịn bú sữa.

Bảng 23.6. Thành phần hóa học của sữa ở một số một loài gia súc Gia súc Chất khô (%) Lipit (%) Protit- Casein (%) Gluxit- Lactoza (%) Khống (%) VTM A, D, B1, B5 Bị Trâu Lợn 12,8 17,8 16,9 3,8 7,5 5,6 3,5 4,3 7,1 4,8 5,2 3,1 0,7 0,8 1,1 Có ít " " - Sữa đầu: Là sữa tiết ra trong vòng từ 1- 5 ngày đầu sau khi đẻ.

Sữa đầu đặc hơn, có màu vàng, vị hơi mặn, có mùi gây đặc biệt. Khi đun sơi sữa đầu có thể bị ngưng kết, sữa thường không bị ngưng kết.

So với sữa thường thì sữa đầu có chứa nhiều lipit, vitamin A, D, C; MgSO4 có tác dụng tẩy cứt su, nhuận tràng. Đặc biệt chứa hàm lượng - globulin lớn giúp thú

con kháng bệnh. Vì thế sữa, đặc biệt sữa đầu là thức ăn không thể thay thế được đối với gia súc non mới đẻ.

6.2. Sự sinh sữa và thải sữa 6.2.1. Sự sinh sữa 6.2.1. Sự sinh sữa

Sự sinh sữa là quá trình hoạt động phức tạp của tuyến vú. Tuyến vú đã lọc những chất nhất định ở trong máu, biến đổi chúng rồi tổng hợp nên thành phần của sữa. Nguyên liệu tạo sữa lấy từ máu. Thành phần hóa học của sữa và máu khác nhau như sau (sữa bò).

Sự sinh sữa cần một lượng máu rất lớn chảy qua tuyến vú để cung cấp đầy đủ nguyên liệu cho sự tổng hợp sữa. Người ta tính rằng muốn có một lít sữa bình qn

cần tới 540 lít máu chảy qua tuyến sữa. Quá trình tạo sữa nhờ hormone thùy trước tuyến yên là prolactin kích thích.

Bảng 23.7. So sánh thành phần sữa và máu của gia súc

Thành phần Huyết tương (%) Sữa (%)

Nước

Glucoza /(lactoza) Mỡ trung tính Axit amin /(cazein) Canxi Phốt pho 91 0,05 0,09 0,003 0,009 0,011 87 4,9 3,7 2,9 0,12 0,1 6.2.2. Sự thải sữa

Khi bú hay vắt sữa gây xung động thần kinh đến tủy sống, từ đó lên não qua tuyến yên. Tuyến yên sẽ tiết oxytoxin. Oxytoxin vào máu, về tim, đến tuyến vú làm co bóp cơ trơn ở tuyến vú làm sữa được thải ra ngồi. Ở bị phản xạ thải sữa bắt đầu sau chừng 1 phút. Ở lợn phản xạ này chuyển dần từ vú phía trước tới phía sau và cũng bắt đầu sau khoảng 10- 15 phút.

Phản xạ thải sữa là loại phản xạ có điều kiện, vì vậy cần phải cố định các điều kiện vắt sữa để lượng sữa thải được nhiều.

6.2.3. Khả năng cho sữa ở các loài gia súc

Khả năng cho sữa ở gia súc khác nhau tùy lồi, giống, cá thể. Ở bị cường độ tiết sữa tăng dần đến tuần 6- 7 của chu kỳ tiết sữa, sau đó ổn định, rồi giảm dần và có thể ngưng ở tháng thứ 9- 10. Ở lợn, lượng sữa cao nhất vào ngày 14- 21 sau khi đẻ.

Lượng sữa còn phụ thuộc vào sự hoạt động của tuyến vú và nhu cầu sữa của con con. Ở lợn, nếu vú nào không được lợn con bú sẽ teo đi, tổ chức bao tuyến hết khả năng tạo sữa.

Các tuyến vú có nhiều tổ chức bao tuyến và hệ mạch máu đi qua nhiều, lớn sẽ cho nhiều sữa hơn.

6.2.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình cho sữa

- Thức ăn: Gia súc được ăn đầy đủ thức ăn, đặc biệt rau cỏ tươi non, chú trọng lượng protit trong thức ăn thì lượng sữa sẽ nhiều.

- Giống gia súc: Tùy giống gia súc mà có lượng sữa nhiều hay ít khác nhau. - Chuồng trại cần cao ráo, sạch sẽ, ấm áp, hợp vệ sinh, yên tĩnh.

- Phản xạ thải sữa là phản xạ có điều kiện nên cần cố định các điều kiện vắt sữa như: Đúng giờ, đúng chỗ, đúng phương pháp và không đánh đập gia súc.

Câu hỏi ôn tập

1. Trình bày các giai đoạn của chu kỳ động dục và những ứng dụng trong công tác chăn nuôi thú y.

2. Cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa và thải sữa ở gia súc, những ứng dụng để khai thác sữa và cạn sữa hợp lý.

3. Quá trình đẻ ở gia súc diễn ra như thế nào? Thời kỳ bài tiết sản dịch thông thường là mấy ngày?

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu GT GIẢI PHẪU SINH lý ĐỘNG VẬT NUÔI (Trang 132 - 134)