Stress trong chăn nuôi

Một phần của tài liệu GT GIẢI PHẪU SINH lý ĐỘNG VẬT NUÔI (Trang 112 - 116)

Bài 20 : THÂN NHIỆT VÀ HIỆN TRƯỢNG STRESS

3. Stress trong chăn nuôi

3.1. Khái niệm

Từ "Stress" trong tiếng Anh có nghĩa là sức ép, áp lực. Trong sinh học thuật ngữ "Stress" mang ý nghĩa khác, có tính khái qt rộng rãi để chỉ tồn bộ các tác nhân kích thích bất lợi tới cơ thể động vật và làm nảy sinh các phản ứng chống lại hoặc thích nghi để tồn tại.

Khi cơ thể chịu các tác nhân stress, sẽ xảy ra trạng thái stress là trạng thái mất cân bằng nội môi của cơ thể. Đây là một trạng thái sinh lý khơng bình thường. Đặc biệt, các tác nhân stress hình thành do điều kiện mơi trường sống của gia súc thay đổi sẽ làm cho chúng lâm vào trạng thái stress và buộc cơ thể động vật phải trải qua q trình stress để thích nghi với ngoại cảnh mà tồn tại và phát triển.

Quá trình stress thực chất là quá trình huy động năng lượng tiềm tàng khai thác từ các nguồn vật chất tích luỹ của cơ thể để chống lại các tác nhân stress, phục hồi lại cân bằng nội môi, thiết lập lại sự cân bằng và mối quan hệ thống nhất với ngoại cảnh.

Vì vậy nói tới stress là nói tới năng lượng. Khi gia súc lâm vào trạng thái stress thì hầu như tồn bộ năng lượng của cơ thể đều được huy động sử dụng để vượt qua stress. Do đó năng lượng cho tích luỹ để tăng trọng, để sinh sản, để tiết sữa... đều bị suy giảm nghiêm trọng dẫn đến sự sụt giảm năng suất vật nuôi. Đây là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn vơ cùng to lớn trong chăn nuôi. Việc ngăn ngừa, khắc phục và loại trừ stress cần đặt ra trong mọi khâu kỹ thuật của hoạt động chăn nuôi như chọn giống, nuôi dưỡng, chăm sóc quản lý, phịng trừ dịch bệnh.

Thí dụ: Bệnh hen gà do Mycoplasma (Mycoplasmosis) là bệnh dễ phát ra khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi, bệnh có thể làm giảm tới 50% năng suất trứng trên gà đẻ.

Khi nhiệt độ môi trường chuồng nuôi lên tới 33 – 350C sẽ làm cho gà thịt, gà đẻ bị stress nhiệt và có thể gây chết "rực" hàng loạt nếu như khơng có giải pháp khắc phục kịp thời. Khi gió mùa Đông Bắc tràn về kèm theo mưa phùn cần phải che chắn chuồng trại, sưởi ấm, thay đệm lót chuồng cho lợn con, tăng cường chăm sóc để phịng ngừa bệnh phân trắng ...

Trải qua q trình stress, động vật có thể xuất hiện các phản ứng thích nghi, tất nhiên chỉ trong mức độ nhất định của tác nhân stres mà thơi. Vì thế có thể cho rằng: Q trình stress và thích nghi về bản chất cùng là một vấn đề, nó đều dựa trên cơ sở

sinh lý là huy động năng lượng để tự điều chỉnh nội môi nhằm phục hồi trạng thái sinh lý bình thường. Nếu q trình này khơng hồn thành tức là gia súc không vượt qua được stress, dẫn tới các rối loạn sinh lý, trao đổi chất, có thể dẫn tới cái chết.

3.2. Phản ứng stress

Dưới tác động của các tác nhân gây stress, cơ thể sẽ có phản ứng để tự bảo vệ. Nhìn chung các phản ứng đó gồm 2 loại:

Phản ứng đặc hiệu

Với mỗi tác nhân stress cơ thể có một phản ứng riêng thích ứng với tác nhân đó. Ví dụ: đưa kháng nguyên lao vào cơ thể phát sinh kháng thể chống lại bệnh lao, cịn nếu kháng ngun dại vào cơ thể thì cơ thể lại sinh ra kháng thể phịng dại. Có thể hình dung phản ứng đặc hiệu như sơ đồ:

- Tác nhân A tác động đến cơ thể gia súc gây ra phản ứng A' - Tác nhân B tác động đến cơ thể gia súc gây ra phản ứng B'

Phản ứng không đặc hiệu

Đối với các tác nhân stress khác nhau, cơ thể đều trả lời bằng một phản ứng chung giống nhau thông qua cơ chế thần kinh - thể dịch nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể để vượt qua stress, thích nghi với ngoại cảnh mới.

- Tác nhân A

- Tác nhân B tác động tới cơ thể gia súc gây phản ứng chung D làm tăng sức kháng - Tác nhân C

3.3. Các yếu tố stress trong chăn nuôi 3.3.1. Thức ăn, nước uống của gia súc 3.3.1. Thức ăn, nước uống của gia súc

Nhìn chung các lồi gia súc gia cầm đều mẫn cảm với thức ăn và nước uống, đặc biệt là gà trứng và bị sữa. Gà trứng bị bỏ đói 1 bữa thì sản lượng trứng giảm kéo dài tới 1 tuần. Bò sữa ăn thiếu 1 - 2 ngày thì sau đó sản lượng sữa giảm rõ rệt. Các nhân tố stress do thức ăn và nước uống gây ra, biểu thị ở các mặt:

- Thiếu thức ăn, nước uống.

- Thừa 1 thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần: ví dụ: trong khẩu phần quá thừa protein thì sự hấp thu vitamin A bị trở ngại và dẫn đến rối loạn tiêu hóa. - Khẩu phần mất cân đối giữa các thành phần.

- Phẩm chất thức ăn: nếu thức ăn để thiu thối, mốc, có mùi vị không tốt đều gây stress cho gia súc.

- Độc tố trong thức ăn.

3.3.2. Nhiệt độ, khí hậu, mùa vụ

Gia súc gia cầm non rất mẫn cảm đối với nhiệt độ do ở chúng cơ quan điều tiết nhiệt chưa hồn chỉnh, vì thế chăn ni gia súc gia cầm non cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ chuồng ni cho thích hợp.

Mỗi lồi, mỗi đối tượng gia súc gia cầm đều có một giới hạn sinh thái về nhiệt độ nhất định. Trên hay dưới giới hạn đó đều gây stress cho chúng.

Ví dụ: đối với bị sữa vùng ơn đới nhiệt độ thích hợp nhất là 5 - 150c. Ở nhiệt độ cao gia súc kém ăn, sản lượng giảm, chất lượng của sản phẩm cũng giảm.

3.3.3. Độ ẩm

Mỗi loài gia súc gia cầm đều có một giới hạn sinh thái về độ ẩm nhất định. Nếu quá cao (ẩm ướt) hoặc quá thấp (khô hanh) so với giới hạn đó đều gây stress cho chúng. Độ ẩm thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển gia súc là 70 - 80%, trên 90% gây stress cho trâu bò.

Nhiệt độ độ ẩm, tốc độ gió làm thành một hệ thống tác nhân stress đối với gia súc.

Nhiệt độ cao làm cho tác động của độ ẩm càng thêm sâu sắc.

Khi có gió mùa đơng bắc thổi mạnh (> 0,8m/s), có mưa độ ẩm cao > 90%, mà nhiệt độ xuống dưới 80C thì lợn con sẽ chết nhiều do ỉa phân trắng và các bệnh kế phát.

Bảng 20.2. Tiêu chuẩn khí hậu đối với lợn nói chung

Mức độ Nhiệt độ 0C Độ ẩm (%) Tốc độ gió (m/s)

Thích hợp 16 – 28 70 – 75 0,1 - 0,2

Giới hạn sinh thái 8 – 30 65 – 90 0,2 - 0,5

Báo động < 8 > 90 > 0,5 - 0,8

3.3.4. Mật độ ở chuồng nuôi

Mật độ gia súc gia cầm trong chuồng nuôi phụ thuộc vào từng loài. Trên bãi chăn thả thì dê cừu có tính quần thể cao. Nếu từ 1 đàn cừu bắt ra một vài con cho đi riêng lẻ thì chúng bị stress. Ngược lại ở trâu bị tính quần thể thấp.

Đối với gia cầm, gia súc non nuôi theo ô chuồng phải đảm bảo mật độ thích hợp, với độ tuổi đồng đều nhau, hình thành một trật tự sắp xếp nhất định để tránh stress.

Khi trật tự đó đã được hình thành, cần duy trì ổn định sẽ thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của đàn. Nếu đưa 1 con ra khỏi đàn hoặc đưa 1 con mới nhập đàn đều gây stress.

Nếu mật độ quá đông trên mức quy định sẽ gây stress do các nguyên nhân: - Môi trường bị ô nhiễm, nồng độ CO2, NH3 tăng, trong khi đó nồng độ oxy bị

giảm.

- Gây va chạm dẫn đến cắn xé lẫn nhau.

- Thức ăn nước uống do đó thường bị thiếu, dễ nhiễm bẩn và phân phối không - đều cho từng cá thể.

3.3.5. Vận chuyển gia súc đi xa

Sự vận chuyển đường dài đối với gia súc gia cầm là một nhân tố stress mạnh vì đồng thời gây các hậu quả:

- Từ trạng thái yên tĩnh sang trạng thái động, gây kích thích thần kinh và làm thay đổi sinh lý bình thường.

- Mật độ q đơng q chật dẫn đến va chạm, cắn nhau.

- Nhiệt độ tăng cao về mùa hè, ngược lại vận chuyển mùa đơng gió thổi mạnh khi xe chạy làm mất nhiệt, gây rét cóng.

Vì thế stress do vận chuyển dẫn đến giảm sút thể trọng và thiệt hại về kinh tế. Ví dụ ở Anh vận chuyển gia súc làm giảm sút khối lượng 10%.Ở Pháp vận chuyển gia súc làm giảm 4,2% về mùa xuân, giảm 7% về mùa hè. Ở Hà Lan tỷ lệ lợn chết do vận chuyển 6,6%. Còn ở Việt Nam vấn đề vận chuyển gia súc cũng gây thiệt hại rất lớn. Đặc biệt vận chuyển đi xa từ Bắc vào Nam hoặc ngược lại.

3.4. Các biện pháp phịng chống stress trong chăn ni

- Thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật chăn ni và thú y.

- Chủ động phòng và loại trừ các yếu tố gây stress. Ví dụ: khi có gió mùa Đơng Bắc cần che chắn chuồng, cho thêm rơm, chất độn chuồng vào chuồng đồng thời tăng dinh dưỡng trong khẩu phần. Khi trời nóng phải có các biện pháp chống nóng tích cực: cho uống nước đầy đủ, tăng độ thơng thống, thơng gió bằng các biện pháp tích cực, cho gia súc đằm tắm...

- Dùng một số loại thuốc an thần hay thuốc ức chế thần kinh cho gia súc, gia cầm khi chúng bị stress

- Tăng dinh dưỡng, tăng một số thành phần thức ăn có khả năng chống stress như vitamin A, D3, E, K, C, B12, B2… có thực hiện như vậy thì hạn chế được tác nhân Stress trong chăn nuôi công nghiệp, gia súc gia cầm sinh trưởng bình thường, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho con người.

Câu hỏi ôn tập

1. Thân nhiệt là gì? Trình bày thân nhiệt một số lồi gia súc, gia cầm. 2. Trình bày cơ chế chống nóng, chống lạnh.

Một phần của tài liệu GT GIẢI PHẪU SINH lý ĐỘNG VẬT NUÔI (Trang 112 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)