TUYẾN THƯỢNG THẬN, TUYẾN TỤY, TUYẾN SINH DỤC

Một phần của tài liệu GT GIẢI PHẪU SINH lý ĐỘNG VẬT NUÔI (Trang 55 - 58)

Mục tiêu

- Nêu được tên các nội tiết tố của tuyến thượng thận, tuỵ, sinh dục và vai trò sinh lý của chúng.

- Nêu được ứng dụng các nội tiết tố của các tuyến trong công tác chăn nuôi thú y.

Nội dung

1. Tuyến thượng thận

1.1. Vị trí, hình thái, cấu tạo

Tuyến thượng thận gồm 2 tuyến nhỏ nằm ở đầu trước hai quả thận. Tuyến này chia làm 2 miền rõ rệt. Mỗi miền tiết một số hormone và có những chức năng sinh lý khác nhau.

Tuyến thượng thận cấu tạo bởi 2 phần : vỏ thượng thận và tủy thượng thận. Vỏ thượng thận cấu tạo bởi các tế bào xếp thành dây, với 3 lớp khác nhau : lớp cầu, lớp dậu vùng này các tế bào xếp thành các cột song song, và lớp lưới có những tế bào biểu hiện cấu trúc không đều nhau. Tủy thượng thận cấu tạo bởi những tế bào ưa crơm, khi nhuộm bằng muối crơm thì bắt màu nâu hoặc vàng, xen kẽ giữa những tế bào này là các mao mạch hình xoang, các sợi thần kinh giao cảm, và cả những tế bào thần kinh giao cảm.

1.2. Chức năng sinh lý

Hormone miền tủy: Tiết hai hormone chính là adrenalin (A) và noradrenalin (N).

Hai hormone này về cơ bản có những chức năng sinh lý giống nhau, chỉ khác nhau về mức độ tác động.

Ví dụ: Tăng nhịp tim, tăng tính hưng phấn và sức co bóp của tim (A > N). Làm co mạch máu, tăng huyết áp (N>A).

Tăng đường huyết, kích thích phân giải glycogen ở gan, cơ thành glucoza (A mạnh, N không rõ).

Giãn đồng tử mắt, co cơ dựng lông (A>N).

* Hormone miền vỏ: Cortin có nhiều loại với tên gọi và tác dụng khác nhau (coctizon, dezoxycocticosteron, andrococticoit).

Tác dụng chính là:

- Ức chế việc hấp thụ canxi từ thức ăn qua ruột vào cơ thể. - Duy trì lượng NaCl trong máu.

- Ở nồng độ nhất định có tác dụng tăng tổng hợp protit. - Có khả năng kháng viêm, kháng dị ứng mạnh.

- Giúp cơ hoạt động mạnh bằng cách kích động các phản ứng hóa học ở cơ. Miền vỏ rất cần thiết cho sự sống. Nếu cắt bỏ miền vỏ thượng thận con vật sẽ chết trong vài giờ.

2. Tuyến tụy

2.1. Vị trí, hình thái

Tuyến tụy (gồm 2 phần ngoại tiết và nội tiết) thường có hình lá hay hình rẽ 3, có màu hồng nhạt hoặc vàng nhạt, thường nằm gần tá tràng (ở bò) hay quai tá tràng (ở lợn).

Phần đảo tụy hay là phần nội tiết của tuyến tụy gồm một đám tế bào nội tiết nổi lên trên mặt tuyến tụy (nhìn qua kính hiển vi) như một ốc đảo, còn gọi là đảo langerhang.

Hình 10.1. Tuyến tụy 2.2. Chức năng sinh lý

* Insulin: Tác dụng làm giảm lượng đường huyết bằng cách chuyển glucoza thành glycogen dự trữ ở gan, cơ. Cách thứ 2 là gia tăng sự oxy hóa glucoza trong tế bào. Ngoài ra insulin còn làm gia tăng tổng hợp protit. Trong chăn nuôi trước đây người ta đã nghiên cứu ứng dụng nó để kích thích tăng trọng gia súc. Tuy nhiên việc sử dụng hormone trong thức ăn gia súc có thể làm tồn dư lượng hormone trong sản phẩm vật ni. Điều đó có thể ảnh hưởng không tốt tới người tiêu dùng nên hiện nay không cho phép dùng nữa.

* Glucagon: Tác dụng làm tăng đường huyết (tương tự như adrenalin và ngược lại với insulin).

* Lipocain: Mới phát hiện, còn đang được tiếp tục nghiên cứu.

3. Tuyến sinh dục

3.1. Chức năng nội tiết của buồng trứng.

Buồng trứng ngồi nhiệm vụ tạo trứng cịn tiết ra một số hormone sau:

* Nỗn tố ơstrogen (oestrogen): Có tác dụng duy trì đặc tính sinh dục phụ thứ cấp của con cái, kích thích sự phát dục và hoạt động của cơ quan sinh dục cái. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Kích tố thể vàng progesteron: Tác dụng cùng oestrogen xúc tiến hơn nữa sự phát dục và hoạt động của cơ quan sinh dục cái. Tác dụng đặc biệt của nó là làm mềm sợi cơ trơn tử cung, tăng cường mạch máu đem máu đến tử cung, giữ an thai trong thời kỳ mang thai. Ngồi ra progesteron cũng góp phần làm cho tế bào trứng khơng rụng nữa, khơng có chu kỳ tính ở con cái.

3.2. Chức năng nội tiết của nhau thai

Nhau thai được hình thành ngay trong thời kỳ đầu gia súc cái có thai. Bên cạnh nhiệm vụ giữ mối liên hệ về tuần hồn và dinh dưỡng giữa mẹ và bào thai, nó cịn có chức năng như một tuyến nội tiết.

Hormone nhau thai gồm có những chất có cấu trúc và chức năng tương tự oestrogen và progesteron. Trong đó hàm lượng progesteron đến lúc gần đẻ thì giảm xuống cịn oestrogen thì lại tăng lên.

3.3. Chức năng nội tiết của tinh hoàn

Ngồi nhiệm vụ tạo tinh trùng, tinh hồn cịn tiết một số loại hormone có tên là androgen. Androgen gồm 3 chất trong đó có testosterone có hoạt tính mạnh nhất.

Androgen có tác dụng tạo nên đặc tính sinh dục phụ thứ cấp của con đực và làm tăng đồng hóa protit khá mạnh.

4. Ứng dụng hormone tuyến nội tiết trong CNTY

Testosterone là hormone sinh dục con đực, được tiết ra bởi dịch hồn, kích động sự phát triển của các đặc tính sinh dục thứ cấp ở giới đực trong khi estradiol, một estrogen được sản sinh từ buồng trứng, cần thiết cho sự phát triển của các đặc tính sinh dục thứ cấp ở con cái. Trong chăn nuôi thú y thường sử dụng trong trường hợp con đực kém hăng, sản xuất tinh trùng kém. Con cái sử dụng trong trường hợp chậm lên giống, lên giống yếu, hoặc phá thể vàng. Một hormone sinh dục steroid khác là progesterone được sản xuất bởi một mô đặc biệt trong buồng trứng gọi là thể vàng (corpus luteum). Progesterone rất quan trọng trong việc duy trì sự mang thai, sử dụng trong trường hợp an thai, hỗ trợ điều trị bệnh gia súc.

Các hormone Adrenalin, Nor- aldrenalin sử dụng rất nhiều trong CNTY, khi cấp cứu động vật, hỗ trợ tim mạch, hơ hấp. Các thuốc có thành phần steroid dử dụng kháng viêm, giảm đau, chống dị ứng rất có hiệu quả.

Câu hỏi ơn tập

1. Trình bày tuyến tụy, tuyến thượng thận

Một phần của tài liệu GT GIẢI PHẪU SINH lý ĐỘNG VẬT NUÔI (Trang 55 - 58)