Đặc điểm hô hấp ở gia cầm

Một phần của tài liệu GT GIẢI PHẪU SINH lý ĐỘNG VẬT NUÔI (Trang 100 - 102)

Bài 17 : HỆ HÔ HẤP

3.Đặc điểm hô hấp ở gia cầm

3.1. Giải phẫu bộ máy hô hấp gia cầm

- Hốc mũi là một khe hẹp ở đáy của mỏ trên và mở vào trong hốc mũi có nhiều gai sừng.

- Thanh quản khơng có sụn tiểu thiệt. Hai mép thanh quản sẽ khép kín lại khi gia cầm nuốt nhờ đó thức ăn khơng vào đây được.

- Khí quản: Gồm những vịng sụn trọn vẹn nối tiếp nhau. Minh quản ở cuối khí quản là cơ quan phát âm.

- Phổi: Màu hồng, ép sát vào mặt trong của lưng, hai bên cột sống và giữa các khoảng xương sườn. Phổi có nhiều lỗ thơng với túi khí.

- Bao khí (túi khí): Thơng với các khoảng trống trong xương và thông với phổi. Túi khí giúp điều hịa thân nhiệt và giữ vị trí quan trọng trong sự hơ hấp. Nó làm thốt hơi nước và làm giảm trọng lượng cơ thể khi bay hay khi bơi lội.

Hình 17.4. Sơ đồ hệ hô hấp gia cầm 3.2. Sinh lý hô hấp ở gia cầm

- Đặc điểm hô hấp ở gia cầm là hơ hấp kép. Khi gia cầm hít vào, khơng khí đi qua phổi đến các túi khí. (Xảy ra sự trao đổi khí lần thứ nhất). Khi thở ra, khơng khí từ túi khí qua phổi ra ngồi (xảy ra sự trao đổi khí lần thứ hai). Như vậy nhu cầu cung cấp O2 và thải CO2 mới được đảm bảo tốt.

- Tần số hô hấp ở gia cầm cao hơn gia súc:

Gà: 22 – 25 lần/phút.

Vịt: 15 – 18 lần/phút. Ngỗng: 9 – 10 lần/phút.

Câu hỏi ơn tập

1. Trình bày vị trí, hình thái, cấu tạo phổi gia súc. 2. Vì sao phổi giãn nở được?

3. Tần số hơ hấp là gì? Cách xác định tần số hơ hấp ở gia súc như thế nào? 4. Trình bày hoạt động hơ hấp của lồng ngực và phổi.

5. Trình bày sự trao đổi khí khi hơ hấp ở mơ bào. Cho biết vai trị của máu trong q trình đó.

Một phần của tài liệu GT GIẢI PHẪU SINH lý ĐỘNG VẬT NUÔI (Trang 100 - 102)