Hệ sinh dục gia cầm trống

Một phần của tài liệu GT GIẢI PHẪU SINH lý ĐỘNG VẬT NUÔI (Trang 120 - 122)

Bài 21 : HỆ SINH DỤC ĐỰC

3.Hệ sinh dục gia cầm trống

3.1. Đặc điểm sinh dục con trống

Tinh hoàn

Gồm hai tinh hồn hình hạt đậu, màu trắng xám đến trắng ngà, được treo trên phúc mạc và thấp hơn các thùy thận, to nhỏ tùy tuổi, khoảng bằng hạt đậu đến to bằng đầu ngón tay. Trong thời kỳ hoạt động sinh dục, tinh hoàn căng phồng, mạch máu đến nhiều.

Ở gia cầm tinh hoàn phụ kém phát triển, khơng có tuyến sinh dục phụ.

Tinh trùng được sinh ra trong ống sinh tinh, sau đó vào ống dẫn tinh tiến đến ống phóng tinh rồi được phóng vào huyệt.

Ống dẫn tinh

Là hai ống loăn xoăn nối từ tinh hoàn tới phần giữa huyệt, chạy song song với ống dẫn tiểu. Trước khi tới huyệt ống dẫn tinh mở rộng ra thành túi để chứa tinh trùng.

Cơ quan giao cấu

Ở vịt, ngan, ngỗng, cơ quan giao cấu tạo thành một gai xoắn ốc nằm sâu bên dưới phần sau lỗ huyệt.

Ở gà cơ quan giao cấu đơn giản, nó chỉ là hai mấu nhỏ nằm trên thành dưới của phần sau lỗ huyệt.

Lượng tinh dịch của con trống thường từ 0,5- 2 ml/ngày (ngày 1 lần xuất). Nồng độ tinh trùng 2 triệu/1ml.

3.2. Quá trình giao phối thụ tinh

Khi giao phối xoang hậu môn của con trống và con mái áp sát vào nhau, tinh trùng được phóng sang xoang hậu mơn của con mái. Sau đó tinh trùng di chuyển trong ống dẫn trứng đến phần loa kèn và sống tại đó khá lâu chờ dịp thụ tinh cho tế bào trứng.

Phơi được hình thành sau khi thụ tinh. Giai đoạn đầu tiên về phát triển phơi gia cầm được hình thành trong ống dẫn trứng. Khi đẻ ra phôi tiếp tục phát dục nếu bảo đảm các yếu tố như nhiệt độ, ẩm độ, thơng thống…(nếu khơng ấp thì phơi khơng phát triển được).

Gà thường đẻ tập trung vào lúc sáng sớm, khoảng lúc 8- 9 giờ sáng. Vịt thường đẻ ban đêm lúc 1- 2 giờ sáng. Cuối thời kỳ đẻ vịt thường đẻ muộn hơn, có khi vào lúc sáng sớm.

Một phần của tài liệu GT GIẢI PHẪU SINH lý ĐỘNG VẬT NUÔI (Trang 120 - 122)