MỔ KHẢO SÁT GIA CẦM

Một phần của tài liệu GT GIẢI PHẪU SINH lý ĐỘNG VẬT NUÔI (Trang 136 - 137)

Mục tiêu bài

- Quan sát màu sắc, hình thái, kích thước các cơ quan, bộ phận trên cơ thể gia cầm ở trạng thái sinh lý.

- Xác định vị trí các bộ phận, cơ quan, hệ thống trên cơ thể gia cầm (lúc còn sống và khi đã giải phẫu).

- Phân biệt được các nội quan trên cơ thể gia cầm.

Nội dung bài 1. Dụng cụ, vật tư

Dụng cụ vật tư Đơn vị tính Số lượng

Gà trống, mái Con 02

Vịt trống, mái Con 02

Lưỡi dao mổ Cái 05

Cán dao mổ Cái 04

Dao chặt Cái 01

Kéo cắt Cái 04

Nhíp Cái 04

Xà bông Cục 01

Xô/ chậu Cái 01

2. Cách tiến hành

2.1. Quan sát hình dáng, thể trạng bên ngoài

- Quan sát hình dáng của gia cầm: dáng đi, dáng đứng - Quan sát lông, da, niêm mạc, mào tích…

- Đánh giá chung về hình dáng, thể trạng bên ngồi của gia cầm.

2.2. Mổ, quan sát hệ cơ quan trong cơ thể gia cầm

- Làm chết gà hoặc vịt

- Dùng dao cắt và lột da ngực, da đùi, da ức kiểm tra màu sắc, tính chất cơ vùng đó.

- Đặt gà hoặc vịt nằm ngửa mổ lật ngực: dùng kéo cắt hai bên sườn, cắt rời khớp xương đòn rồi quan sát các túi khí, vị trí, màu sắc các nội quan trong xoang ngực và bụng của gia cầm.

- Dùng dao tách riêng phần nội quan hệ hơ hấp, tiêu hóa, tim mạch, sinh dục, tiết niệu ra khỏi phần thân thịt. Tiến hành bóc tách để quan sát hình thái, màu sắc, cấu tạo các nội quan.

2.3. Đánh giá chung tình trạng sức khỏe gia cầm.

- Đánh giá thể trạng bên ngoài - Đánh giá nội quan bên trong

Một phần của tài liệu GT GIẢI PHẪU SINH lý ĐỘNG VẬT NUÔI (Trang 136 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)