Hệ tiêu hóa gia cầm

Một phần của tài liệu GT GIẢI PHẪU SINH lý ĐỘNG VẬT NUÔI (Trang 66 - 69)

Bài 11 : GIẢI PHẪU HỆ TIÊU HÓA

3.Hệ tiêu hóa gia cầm

3.1. Ống tiêu hóa

Hình 11.10. Ống tiêu hóa gia cầm 3.1.1. Miệng

Mỏ gà nhọn, có mép trơn thích hợp cho việc lấy thức ăn nhỏ (hạt, sâu bọ…) và xé rách khối thức ăn lớn. Mỏ vịt dài, dẹp, mép thơ có nhiều gai sừng dùng để cắt cỏ hay lọc bùn.

Trong miệng có lưỡi. Đầu lưỡi gà hình mũi tên. Ở vịt đầu lưỡi hình cung, trên lưỡi có rãnh giữ nước khi uống và vận chuyển thức ăn vào trong. Trong miệng có vịm khẩu cái nhưng khơng có màng khẩu cái. Tuyến nước bọt không hoặc rất kém phát triển.

3.1.2. Thực quản

Là một ống dài nối từ cuối miệng đến dạ dày tuyến. Thực quản gia cầm có một chỗ phình to gọi là diều để chứa thức ăn. Diều gà rất phát triển, còn ở vịt ngỗng thì diều nhỏ có hình thoi. Diều khơng tiết dịch tiêu hóa, chỉ có tác dụng chứa, thấm ướt và làm mềm thức ăn. Tuy nhiên trong diều vẫn có q trình tiêu hóa nhờ vào vi sinh vật nhưng không đáng kể.

3.1.3. Dạ dày

Gồm hai phần: Dạ dày tuyến và dạ dày cơ.

Dạ dày tuyến (thường gọi là cuống mề): Có hình bầu dục, có vách dày, dung tích nhỏ, nằm trước dạ dày cơ. Trong niêm mạc dạ dày tuyến có nhiều tuyến tiết dịch tiêu hóa (từ 30 – 40 tuyến).

Chức năng của dạ dày tuyến là tiết dịch vị, nhưng thức ăn khơng được tiêu hóa ở đây, mà dịch vị theo thức ăn vào dạ dày cơ và được tiếp tục tiêu hóa ở các đoạn sau.

Dạ dày cơ (mề): có hình cầu dẹp do lớp cơ trơn đặc biệt (dày, rắn chắc) tạo thành. Nó là cơ quan rất phát triển trong cơ thể gia cầm. Phía bên phải của dạ dày cơ có một lỗ thơng với tá tràng.

Phía trong dạ dày cơ có nhiều tuyến nhỏ, tiết ra một chất ở dạng keo, dễ bị hoá cứng tạo thành một lớp sừng cứng che phủ bên trong dạ dày cơ. Tác dụng của lớp sừng này là bảo vệ thành dạ dày khỏi bị tổn thương khi nghiền thức ăn cứng. Lớp sừng này luôn bị bong ra và luôn được bổ sung thay thế.

Dạ dày cơ khơng tiết dịch vị. Chức năng chủ yếu của nó là nghiền ép, nhào trộn thức ăn, có sự hỗ trợ của những hạt sỏi hoặc hạt cứng khác mà gia cầm ăn vào.

Hình 11.11. Dạ dày gà 3.1.4. Ruột

Chia làm hai phần: Ruột non và ruột già.

Ruột non

Dài khoảng 120 cm, đường kính khoảng 1cm to đều từ đầu đến cuối.

Ruột non bắt đầu bằng quai tá tràng hình chữ U, ở giữa quai chữ U là tuyến tụy. Đoạn tiếp sau là không tràng và hồi tràng cuộn khúc và chiếm vị trí khoảng giữa các túi khí trong bụng và được treo ở vùng dưới hông.

Trong ruột non, niêm mạc cũng có nhiều tuyến tiết dịch ruột và các lơng nhung. Việc tiêu hóa và hấp thu thức ăn tiến hành chủ yếu ở ruột non.

Ruột già

Gồm có:

Manh tràng: Gồm 2 túi dài 12- 15cm, chạy dài từ chỗ tiếp giáp giữa ruột non và ruột già. Hai manh tràng hướng về phía trước. Trong manh tràng có chứa vi sinh vật để phân giải celluloza.

Gia cầm khơng có kết tràng như ở gia súc.

Trực tràng: Là đoạn ngắn (10- 15cm) chạy dài từ chỗ manh tràng nối với ruột non xuống huyệt. Trực tràng còn được gọi là ruột cứng.

Khi thức ăn từ ruột non chuyển xuống thì một phần được tiêu hóa và hấp thu, phần cịn lại mất nước dần dần tạo thành phân thải vào huyệt. Ở trong huyệt, phân sẽ hỗn hợp với nước tiểu để cùng thải ra ngoài.

3.1.5. Huyệt

Là phần mở rộng cuối trực tràng.

Nó là hốc chung của trực tràng, ống dẫn tiểu, ống dẫn tinh ở con trống (hay ống dẫn trứng ở con mái).

3.2. Tuyến tiêu hóa 3.2.1. Tuyến gan 3.2.1. Tuyến gan

Gan chia làm 2 thùy chính (1 thùy phải và 1 thùy trái). Thùy phải lớn hơn thùy trái. Cả hai thùy ôm lấy dạ dày cơ, dạ dày tuyến và một phần đỉnh tim.

Gan tiết ra mật được tích trữ lại trong túi mật (nằm ở phía sau thùy phải). Túi mật có ống dẫn dịch mật đổ vào tá tràng giúp cho sự tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là giúp tiêu hóa mỡ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2. Tuyến tụy

Là một mảnh dài màu hồng nhạt nằm giữa quai tá tràng, nó có 2 ống tiết đổ dịch tụy vào tá tràng.

Dịch tụy cũng chứa các men tiêu hóa thức ăn như ở lồi gia súc. Men cũng có hoạt lực mạnh hơn so với các tuyến khác tiết ra,

Câu hỏi ôn tập

1. Trình bày vị trí, hình thái, cấu tạo của dạ dày lồi lợn. 2. Trình bày vị trí, hình thái, cấu tạo của ruột non.

Một phần của tài liệu GT GIẢI PHẪU SINH lý ĐỘNG VẬT NUÔI (Trang 66 - 69)