Sinh lý bộ máy sinh dục đực

Một phần của tài liệu GT GIẢI PHẪU SINH lý ĐỘNG VẬT NUÔI (Trang 118 - 120)

Bài 21 : HỆ SINH DỤC ĐỰC

2.Sinh lý bộ máy sinh dục đực

2.1. Sự thành thục về tính của con đực

Con đực được coi là thành thục về tính khi tinh hồn có khả năng sản sinh ra tinh trùng đồng thời các kích tố sinh dục đực được sinh ra làm con đực có biểu hiện các đặc tính sinh dục phụ, có phản xạ về tính. Thường con đực thành thục về tính trước khi thành thục về thể vóc. Do đó việc khai thác đực giống sớm quá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến con đực và ảnh hưởng đến đời sau. Tuổi thành thục về tính và thể vóc của con đực như sau:

Bảng 21.1. Tuổi thành thục về tính và thể vóc của con đực Gia súc Tuổi thành thục về tính Gia súc Tuổi thành thục về tính (tháng) Tuổi thành thục về thể vóc (tháng) Bò Lợn Dê 12 – 18 7 – 8 6-12 24 – 30 8 – 10 12

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành thục của con đực và sự sinh tinh

+ Giống, loài: Các loài khác nhau tuổi thành thục khác nhau. Nếu cùng loài, nhưng khác giống, tuổi thành thục cũng khác. Ở gia súc năng suất thấp như lợn nội, bò nội thường thành thục sớm hơn so với lợn ngoại, bị ngoại.

Ví dụ: Lợn Móng Cái: 3 – 4 tháng có khả năng sinh tinh. Lợn Yorkshire: 5 – 6 tháng có khả năng sinh tinh.

+ Chế độ dinh dưỡng: Khi chăm sóc ni dưỡng tốt, gia súc thành thục đúng tuổi, khi chế độ dinh dưỡng kém, gia súc có thể thành thục về tính sớm hơn. Cần lưu ý các loại vitamin A, D, E và khống có tác dụng kích thích sự phát dục sớm.

+ Nhiệt độ tinh hoàn, hoạt động của tuyến giáp trạng và tuyến yên có ảnh hưởng lớn đến sự sinh tinh.

2.2. Tế bào sinh dục đực (tinh trùng) 2.2.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo 2.2.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo

Tinh trùng là tế bào sinh dục đực do ống sinh tinh ở tinh hoàn sản sinh ra, tinh trùng có hình dạng như con nịng nọc.

* Cấu tạo tinh trùng: Gồm đầu, cổ, thân và đuôi.

Hình 21.1. Cấu tạo tinh trùng Hình 21.2. Cấu tạo tinh trùng

+ Đầu có nhân lớn, trên nhân có acrosome, tế bào mỏng. Chóp đầu có men hyaluronidaza. Men này phân hủy được axit hyaluronic là chất liên kết các tế bào tạo vành phóng xạ ở tế bào trứng. Đầu chiếm 51%.

+ Cổ và thân: Ngắn, nhỏ hơn đầu nhiều lần, chiếm 16%.

+ Đi: Có một cái dài, chiếm 33%. Đi giúp tinh trùng di chuyển. * Thành phần: Tinh trùng chứa 75% nước, 25% vật chất khô.

Trong vật chất khô: 85% là protit 13% lipit

1.8% là chất khống * Kích thước: Tinh trùng bị: 61- 78

Tinh trùng lợn: 37.3 –62.3

2.2.2. Đặc điểm hoạt động của tinh trùng

+ Tiến thẳng: Tinh trùng có khả năng vận động độc lập nhờ sự vận động của đuôi. Tốc độ và khả năng vận động phụ thuộc vào mức độ thành thục của tinh trùng.

+ Sức vận động và sức sống của tinh trùng chịu ảnh hưởng của nhiều điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng, áp suất thẩm thấu, pH tinh dịch hay pH môi trường pha chế bảo tồn tinh.

Ví dụ:

- Gặp axít, nước lã, thuốc tê tinh trùng chết rất mau.

- Khi vận động nhiều tinh trùng mất năng lượng nhiều nên yếu nhanh

- Thời gian sống của tinh trùng trong đường sinh dục con cái lâu hay mau phụ thuộc vào vị trí của nó.

+ Lớp màng tế bào ở đầu tinh trùng có tính chất thẩm thấu.

2.3. Tinh dịch

Tinh dịch là hỗn hợp các chất tiết của tinh hoàn, tinh hoàn phụ và các tuyến sinh dục phụ. Tinh dịch gồm 2 phần:

- Tinh trùng do tinh hoàn sinh ra.

- Tinh thanh do tinh hoàn phụ và các tuyến sinh dục phụ tiết ra.

Tinh dịch ở thể lỏng, hơi nhày, trong, màu trắng sữa, có phản ứng kiềm yếu (pH = 7,2- 7,4), có mùi hơi tanh và hắc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 21.2. Lượng tinh dịch và nồng độ tinh trùng của một số loài Loài

Lượng tinh dịch (ml/một lần xuất tinh)

Nồng độ tinh trùng (triệu/ml)

Bình quân Biến động Bình quân Biến động

Bò Lợn Dê 3- 4 200 0,5-1 0,5- 14 125- 500 0,2-1,2 800 100 900 300 - 2tỷ 25 - 1 tỷ 700-1 tỷ

2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến lượng tinh dịch và nồng độ tinh trùng

- Tuổi: Gia súc trưởng thành tinh trùng nhiều, khả năng thụ tinh tốt. Gia súc non, già tinh trùng kém về chất lượng và số lượng.

- Thể trạng cơ thể: Gia súc khỏe mạnh tinh trùng tốt, gia súc yếu tinh trùng kém.

- Giống: Lượng tinh và nồng độ tinh trùng đậm đặc hay loãng phụ thuộc vào giống. Ví dụ lợn Yorkshire có nồng độ tinh trùng nhiều hơn lợn Ba Xuyên.

- Thức ăn: Khi thiếu protit, vitamine A, D, E, chất khoáng đặc biệt là Ca, P, Na sẽ ảnh hưởng tới sự hình thành tinh trùng.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ môi trường sống quá cao, nhiệt độ của tinh hoàn quá cao (khi tinh hoàn ẩn trong xoang bụng) thì tinh trùng sinh ra ít và kỳ hình nhiều. Bình thường nó thích hợp ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ trong xoang bụng từ 3- 40C.

- Chế độ sử dụng: Khai thác gia súc đực quá nhiều hoặc quá ít thì lượng tinh dịch và nồng độ tinh trùng ít và kém.

Một phần của tài liệu GT GIẢI PHẪU SINH lý ĐỘNG VẬT NUÔI (Trang 118 - 120)