MỔ KHẢO SÁT ĐỘNG VẬT DẠ DÀY KÉP

Một phần của tài liệu GT GIẢI PHẪU SINH lý ĐỘNG VẬT NUÔI (Trang 138)

Mục tiêu

- Quan sát màu sắc, hình thái, kích thước các cơ quan, bộ phận trên cơ thể trâu, bò, dê ở trạng thái sinh lý;

- Xác định vị trí các bộ phận, cơ quan, hệ thống trên cơ thể trâu, bò, dê; - Phân biệt được các nội quan trên cơ thể trâu, bò, dê.

Nội dung

1. Dụng cụ, vật tư

Dụng cụ vật tư Đơn vị tính Số lượng

Dê Con 01

Lưỡi dao mổ Cái 05

Cán dao mổ Cái 04

Dao chặt Cái 01

Kéo cắt Cái 04

Nhíp Cái 04

Xà bơng Cục 01

Xô/ chậu Cái 01

2. Cách tiến hành

2.1. Quan sát hình dáng, thể trạng bên ngoài

- Quan sát hình dáng của gia súc: dáng đi, dáng đứng - Quan sát lông, da, niêm mạc…

- Đánh giá chung về hình dáng, thể trạng bên ngồi của trâu, bò, dê.

2.2. Mổ, quan sát hệ cơ quan trong cơ thể gia súc

- Làm chết dê

- Kiểm tra hạch bạch huyết: dùng dao rạch vị trí hạch bạch huyết vùng bẹn, dưới hàm. Quan sát xác định vị trí, hình thái, màu sắc, tính chất hạch bạch huyết (bình thường, bất thường)

- Xác định vị trí các xương, khớp xương trên phần thân thịt

- Đặt dê nằm ngửa mổ theo đường trắng từ cổ xuống dưới vùng bẹn. Bộc lộ bộ xoang ngực, xoang bụng. Quan sát vị trí, màu sắc, tính chất các nội quan trong xoang ngực, xoang bụng.

- Dùng dao tách phần đầu ra khỏi cơ thể ngay vị trí khớp lồi cầu chẩm. Sau đó dùng dao chặt để bộc lộ phần xoang mũi, xoang miệng, não bộ. Quan sát vị trí, hình thái, màu sắc, cấu tạo của các cơ quan vừa bộc lộ

- Dùng dao tách riêng phần nội quan hệ hơ hấp, tiêu hóa, tim mạch, sinh dục, tiết niệu ra khỏi phần thân thịt. Tiến hành bóc tách để quan sát hình thái, màu sắc, cấu tạo các nội quan.

2.3. Đánh giá chung tình trạng sức khỏe trâu, bò, dê

- Đánh giá thể trạng bên ngoài - Đánh giá nội quan bên trong - Kết luận tình trạng sức khỏe

Bài 29: XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ TRONG CƠ THỂ GIA SÚC, GIA CẦM

Mục tiêu

- Xác định được một số chỉ tiêu sinh lý trong cơ thể động vật nuôi. - Quan sát được hoạt động của tinh trùng trên kính hiển vi.

Nội dung bài 1. Dụng cụ, vật tư

Dụng cụ, vật tư Đơn vị tính Số lượng

Tinh heo Liều 1

Kính hiển vi Cái 4

Ống nghe Cái 4

Nhiệt kế Cái 4

Lame Cái 4

Lamel Cái 4

Heo, bị, gà, chó, mèo Con 4

2. Cách tiến hành

2.1. Xác định tần số tim, tiếng tim

- Cố định gia súc hoặc gia cầm

- Dùng ống nghe đặt vào vùng ngực của gia súc gia cầm. Lắng nghe tiếng tim, xác định tiếng tim bình thường hai tiếng “ pùm pụp” liên tục không lẫn tạp âm, rõ ràng.

- Đếm nhịp tim trong 1 phút và ghi nhận - Thực hiện 3 lần lấy trung bình.

- Tính tần số tim

2.2. Xác định tần số hô hấp

- Cố định gia súc hoặc gia cầm

- Đếm nhịp hô hấp của gia súc hoặc gia cầm trong 1 phút và ghi nhận.( Nhìn cử động lồng ngực, dùng tờ giấy mỏng đặt trước mũi con vật).

- Nghe tiếng thở gia súc, gia cầm. - Thực hiện 3 lần lấy trung bình. - Tính tần số hơ hấp

2.3. Đánh giá màu sắc phân, nước tiểu

- Quan sát phân của các loài gia súc, gia cầm xác định trạng thái phân bình thường

- Phân gia súc bình thường: Phân thành khn, khơ, màu sắc tùy loài - Phân gia cầm: thành khn có chấm trắng trên cục phân

2.4. Đánh giá tình trạng sức khỏe của gia súc, gia cầm

Từ chỉ số sinh lý đã ghi nhận đánh giá tình trạng sức khỏe của gia súc và gia cầm.

2.5. Xem hình thái, sự vận động của tinh trùng, quan sát độ đặc loãng của tinh dịch.

- Dùng pipet hút 1 giọt tinh nhỏ lên lame kính, đậy lamel lên phía trên.

- Đặt lame lên kính vi, quan sát sự vận động tinh trùng ở vật kính 4,10, chỉnh lên vật kính 40, 100 để quan sát tinh trùng rõ hơn.

- Khi quan sát thấy tinh trùng chuyển động nhiều, dày đặc là tinh dịch tốt, số lượng tinh trùng nhiều.

Bài 30: PHÂN BIỆT GIẢI PHẪU, SINH LÝ BÌNH THƯỜNG VÀ BẤT THƯỜNG CỦA HỆ CƠ QUAN

Mục tiêu bài

- Phân biệt giải phẫu bình thường và bất thường của cơ quan

- Xác định trạng thái sinh lý bình thường và bất thường của hệ cơ quan

Nội dung bài 1. Dụng cụ, vật tư

Dụng cụ, vật tư Đơn vị tính Số lượng

Bộ ảnh giải phẫu gia súc bình thường Bộ 04

Bộ ảnh giải phẫu gia cầm bình thường Bộ 04

2. Cách tiến hành

- Quan sát bộ ảnh về hệ cơ quan trong cơ thể, từ những kiến thức đã học xác định trạng thái giải phẫu bình thường của cơ quan. Bao gồm các hệ cơ quan: Hệ tiêu hóa, hệ hơ hấp, hệ tuần máu, hệ tiết niệu, hệ sinh dục.

- Lập bảng so sánh giải phẫu bình thường và bất thường của cơ quan trong cơ thể gia súc, gia cầm

- Lập bảng trạng thái sinh lý bình thường, bất thường của cơ quan trong cơ thể. Bao gồm các trạng thái sinh lý sau: Tần số hô hấp, tần số tim, tiếng tim, Phân bình thường, nước tiểu bình thường, thời gian 1 chu kỳ động dục, thời gian mang thai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đình Nhung, 2005. Giáo trình giải phẫu sinh lý vật nuôi . Nhà xuất bản Hà Nội.

2. Đặng Văn Bá, 1998. Giáo trình cơ thể học gia súc. Trường đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chia Minh.

3. Hoàng Toàn Thắng, 2006. Giáo trình sinh lý học vật ni. NXB Nơng Nghiệp Hà Nội.

4. Trần Thị Dân, 2006. Sinh lý vật nuôi. NXB Nông nghiệp.

5. Nguyễn Thị Thành, 2012. Giáo trình giải phẫu sinh lý vật nuôi, Trường Cao

đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc.

6. Đặng Quang Nam, 2002. Giáo trình giải phẫu vật ni. NXB Nơng Nghiệp. 7. Nguyễn Đình Nhung, 2019. Giải phẫu cục bộ cơ thể vật nuôi. NXB học viện

Một phần của tài liệu GT GIẢI PHẪU SINH lý ĐỘNG VẬT NUÔI (Trang 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)