Bài 20 : THÂN NHIỆT VÀ HIỆN TRƯỢNG STRESS
2. Thân nhiệt và sự điều hoà thân nhiệt
2.1. Khái niệm về thân nhiệt
Nhiệt độ cơ thể gia súc ở trạng thái sinh lý bình thường gọi là thân nhiệt. Thân nhiệt có được là do sự oxy hóa các chất dinh dưỡng trong các tế bào, tổ chức. Thân nhiệt được biểu thị bằng nhiệt độ.
Bảng 20.1. Thân nhiệt của một số loài gia súc, gia cầm Loài gia súc, gia cầm Thân nhiệt (0C) Ghi chú
Trâu bò Lợn Dê, cừu Gà Vịt 38- 39 38- 38,5 39- 40 40,5- 42 41- 43 Thân nhiệt được đo ở trực tràng
Các yếu tố ảnh hưởng
+ Gia súc non thân nhiệt cao hơn gia súc trưởng thành từ 0,20C - 10C. + Con đực có thân nhiệt cao hơn con cái.
+ Khi vận động thân nhiệt tăng cao. + Sau khi ăn thân nhiệt tăng.
+ Thân nhiệt thay đổi tùy thuộc vào thời gian kiểm tra: thấp nhất lúc ban đêm, cao nhất giữa trưa.
+ Thân nhiệt còn tùy thuộc nơi kiểm tra: Kiểm tra ở trực tràng, ở miệng cao hơn ở nách, ở tai.
2.2. Sự điều hịa thân nhiệt
Thân nhiệt của gia súc ln ổn định mặc dù điều kiện nhiệt độ bên ngồi ln thay đổi thất thường. Được như vậy là nhờ khả năng điều tiết nhiệt của cơ thể. Gia súc điều hòa thân nhiệt bằng cách chống lạnh và chống nóng (sinh nhiệt và tỏa nhiệt).
Sự sinh nhiệt: (chống lạnh)
Cơ thể chống lạnh bằng cách Tăng sự sinh nhiệt
Cơ thể sinh nhiệt bằng cách tăng cường oxy hóa chất dinh dưỡng ở tế bào để tạo ra nhiều nhiệt.
Các cơ cũng được co rút nhẹ và liên tiếp vì sự co cơ phát ra nhiệt. Gan, tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận tăng cường hoạt động. Giảm sự mất nhiệt:
Các mạch máu dưới da co lại để giảm sự tỏa nhiệt.
Lớp lông bao phủ cơ thể gia súc, gia cầm được xù lên, giữ một lớp khơng khí tĩnh lặng, gia súc nằm co quắp ngăn sự tỏa nhiệt ra bên ngồi.
Sự tỏa nhiệt (chống nóng)
Cơ thể chống nóng bằng cách Tăng sự mất nhiệt:
Các mạch máu dưới da giãn ra nhờ đó có thể bức xạ nhiệt ra ngoài. Đồng thời cơ thể cịn tốt mồ hôi, hơi nước bốc đi từ đó mang theo nhiệt. Ở những động vật tuyến mồ hôi khơng phát triển như chó, gà… khi nhiệt độ môi trường tăng, chúng thường há miệng thở hoặc thè lưỡi để tăng sự thải hơi nước ra ngồi, nhờ đó giảm nhiệt độ cơ thể xuống.
Khả năng điều hòa thân nhiệt ở gia súc, gia cầm chỉ có giới hạn trong một phạm vi nhất định nào đó chứ khơng phải là khả năng vơ tận. Ví dụ: khi ở nhiệt độ lạnh quá lâu, gia súc có thể khơng điều hịa thân nhiệt được, có thể bị chết rét.
2.3. Ứng dụng trong chăn nuôi thú y
Trong chăn nuôi: Để giúp gia súc trao đổi năng lượng và thân nhiệt được tốt, chúng ta cần cho gia súc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đủ năng lượng, tạo những điều kiện sống thích hợp cho gia súc: đơng ấm, hè mát, thống, dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ, cần tắm cho gia súc khi trời nắng nóng, cần chải khi trời lạnh…
Trong thú y: Khi gia súc bị sốt, tăng hoặc giảm nhiệt độ cơ thể cần dùng thuốc giảm sốt, chườm mát hoặc xoa bóp để duy trì thân nhiệt bình thường.