HỌC THUYẾT PÁP – LỐP

Một phần của tài liệu GT GIẢI PHẪU SINH lý ĐỘNG VẬT NUÔI (Trang 47 - 49)

Mục tiêu

- Trình bày được phản xạ, cung phản xạ

- Phân biệt được phản xạ khơng có điều kiện và phản xạ có điều kiện.

Nội dung

1. Khái niệm phản xạ

Phản xạ là những đáp ứng của cơ thể đối với các kích thích thơng qua hệ thần kinh. Cung phản xạ là đường đi của xung động thần kinh từ bộ phận nhận cảm đến cơ quan đáp ứng.

Cung phản xạ bao gồm: Thần kinh trung ương, cơ quan cảm thụ, cơ quan đáp ứng.

2. Phản xạ khơng có điều kiện

Phản xạ không điều kiện là phản xạ bẩm sinh hoặc phản xạ có tính chất tức thời để trả lời lại tác nhân kích thích. Phản xạ không điều kiện do chất xám tủy sống hoặc hành tủy điều khiển. Ví dụ: Thú con mới đẻ có phản xạ mút vú. Cho miếng thịt vào mồm, chó con tự nhiên có phản xạ tiết nước bọt.

Ở loại phản xạ này cứ có kích thích là có đáp ứng khơng cần điều kiện gì. Ví dụ: Bò đạp phải đinh co phắt chân lên.

3. Phản xạ có điều kiện 3.1. Khái niệm 3.1. Khái niệm

Phản xạ có điều kiện là phản xạ được thiết lập trong đời sống cá thể mỗi loài động vật, do hai tác nhân kích thích trực tiếp và gián tiếp gần nhau được lặp đi lặp lại nhiều lần thông qua vỏ đại não mà phát sinh ra.

Điều kiện ở đây là tác nhân kích thích trực tiếp và gián tiếp gần nhau, lặp đi, lặp lại nhiều lần.

3.2. Tính chất của phản xạ có điều kiện

Tạm thời, dễ bị mất đi nếu không được củng cố.

Phản xạ có điều kiện có liên quan mật thiết với trí nhớ vì vậy cần đến sự toàn vẹn của vỏ đại não và cần được luyện tập để củng cố phản xạ này.

Bất cứ phản xạ có điều kiện nào cũng được thành lập trên cơ sở phản xạ khơng điều kiện.

Ví dụ: Ta tập cho chó ăn quen một loại thức ăn nào đó, sau đó chỉ nhìn thấy hoặc ngửi thấy mùi thức ăn quen thuộc chó cũng có phản xạ tiết nước bọt.

3.3. Phân loại phản xạ có điều kiện

Phản xạ có điều kiện tự nhiên: Phản xạ được tự thiết lập trong đời sống cá thể. Ví dụ như gà con bắt chước mẹ đi tìm mồi. Thú hoang biết tránh mưa, tránh nắng.

Phản xạ có điều kiện nhân tạo: Phản xạ được thiết lập có sự tác động của con người nhằm bắt gia súc phục vụ cho con người. Ví dụ như tập cho gia súc đực giống nhảy giá. Tập vắt sữa bò trong điều kiện cố định. Tập cho gia súc ăn uống đúng giờ…

3.4. Ý nghĩa sinh học của phản xạ có điều kiện

Điều kiện ngoại cảnh cũng như trạng thái bản thân động vật không ngừng biến đổi một cách phức tạp. Nếu động vật chỉ nhờ vào một số phản xạ khơng điều kiện có hạn sẽ khơng thích ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh và bản thân. Trong quá trình sống động vật thành lập được nhiều phản xạ có điều kiện làm cho nó thích ứng kịp thời, phong phú và hoàn thiện với sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh.

Phản xạ có điều kiện khơng ngừng hình thành hoặc mất đi có lợi cho động vật. Khi điều kiện sống thay đổi thì phản xạ có điều kiện cũ bị ức chế và thiết lập phản xạ có điều kiện mới thích ứng với hồn cảnh sống mới.

4. Hai trạng thái của thần kinh 4.1. Hưng phấn 4.1. Hưng phấn

Hưng phấn là trạng thái thần kinh có khả năng đáp ứng khi có kích thích.

VD: Gia súc khỏe mạnh, cho ăn thì ăn. Khi mắng con chó, nó biết cụp đi, sợ sệt.

4.2. Ức chế

Ức chế là trạng thái thần kinh có khả năng làm giảm hoặc tắt hẳn đáp ứng khi có kích thích.

Ví dụ: Khi gia súc bị bệnh hoặc mệt, cho ăn nó khơng buồn ăn (không đáp ứng). Khi con chó đang ngủ, ta gọi khẽ nó khơng nghe thấy, khơng vẫy đi.

Giấc ngủ là trạng thái ức chế tồn bộ của vỏ não. Trạng thái ức chế có khi là ức chế tạm thời, ức chế lan tỏa hoặc ức chế toàn bộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3. Liên hệ giữa hưng phấn và ức chế

Trạng thái hưng phấn và ức chế luôn xen kẽ nhau đảm bảo hoạt động thăng bằng của hệ thần kinh. Ví dụ như khi gia súc thức, ngủ, làm việc, nghỉ ngơi đều đặn thì cơ thể mới khỏe mạnh và sức khỏe dẻo dai.

Khi hưng phấn quá mức thì thường chuyển sang ức chế. Ví dụ: Làm việc căng thẳng quá thường mệt mỏi, buồn ngủ.

Khi ức chế q mức có thể chuyển qua hưng phấn. Ví dụ: Trạng thái tiền mê.

4.4. Ứng dụng học thuyếp Páp- lốp trong chăn nuôi thú y.

Thiết lập, duy trì các phản xạ có điều kiện của gia súc có lợi cho con người. Chăn ni gia súc khỏe mạnh, cho nghỉ ngơi, làm việc vừa sức.

Tiêm chích vaccine khi gia súc khỏe mạnh, tỉnh táo thì khả năng đáp ứng miễn dịch cao.

Chữa bệnh bằng giấc ngủ.

Dùng thuốc an thần hoặc thuốc kích thích thần kinh trung ương trong các trường hợp cụ thể.

Câu hỏi ơn tập

1. Trình bày cung phản xạ, cho ví dụ minh họa.

2. Phản xạ là gì? Nêu các ứng dụng thiết lập các phản xạ có điều kiện trong chăn ni. 3. Phản xạ có điều kiện là gì? Trình bày tính chất và ý nghĩa sinh học của phản xạ có

Một phần của tài liệu GT GIẢI PHẪU SINH lý ĐỘNG VẬT NUÔI (Trang 47 - 49)