Cơ quan và hệ cơ quan

Một phần của tài liệu GT GIẢI PHẪU SINH lý ĐỘNG VẬT NUÔI (Trang 25 - 27)

Bài 2 : MÔ ĐỘNG VẬT

6.Cơ quan và hệ cơ quan

Nhiều tế bào có cùng cấu tạo và chức năng sinh lý hợp lại thành mô (mô cơ, mô liên bào, mô liên kết…).

Nhiều mô sắp xếp thành cơ quan (dạ dày, ruột, gan, tim, phổi…). Mỗi cơ quan có một nhiệm vụ nhất định trong cơ thể.

Nhiều cơ quan có liên hệ với nhau về nhiệm vụ hợp lại tạo thành hệ cơ quan. Trong cơ thể gia súc có nhiều hệ như:

- Hệ thần kinh; Hệ vận động; Hệ tiêu hoá; Hệ hơ hấp; Hệ tuần hồn và bạch huyết; Hệ bài tiết; Hệ sinh dục; Hệ nội tiết ; Bộ phận che chở: da, lơng, móng, sừng. Ngồi ra cịn có các giác quan: tai, mũi, mắt, lưỡi.

Tất cả các hệ đó đồng thời hoạt động dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh trong một cơ thể thống nhất. Các bộ phận và hệ đó hoạt động phối hợp với nhau rất chặt chẽ, với mục đích duy trì sự cân bằng sinh lý trong cơ thể. Ví dụ: khi vật chạy nhanh tiêu hao nhiều năng lượng và O2, yêu cầu phổi phải thở nhanh, mạnh, tim phải co bóp nhiều để vận chuyển được nhiều O2 và CO2…

Cơ thể không những thống nhất chặt chẽ bên trong mà cịn liên hệ chặt chẽ với bên ngồi (điều kiện ngoại cảnh).

Ví dụ: lúc trời nắng to, nhiệt độ môi trường tăng cao, các mạch máu dưới da được dãn ra để toả bớt nhiệt ra ngoài. Lúc trời lạnh, các mạch máu dưới da co lại, dồn máu vào trong để sưởi ấm các cơ quan bên trong, để cung cấp đủ năng lượng cho các cơ quan hoạt động.

Tất cả những hoạt động thống nhất bên trong và bên ngoài cơ thể đều đặt dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh trung ương.

Câu hỏi ôn tập

1. Mô liên bào và mô liên kết khác nhau ở đặc điểm nào? Chúng thường phân bố ở đâu trong cơ thể?

2. Niêm mạc và tương mạc là gì? Xét tính chất và lượng niêm dịch, lượng tương dịch có thể xác định tình trạng cơ thể gia súc như thế nào?

Một phần của tài liệu GT GIẢI PHẪU SINH lý ĐỘNG VẬT NUÔI (Trang 25 - 27)