Hệ sinh dục gia cầm mái

Một phần của tài liệu GT GIẢI PHẪU SINH lý ĐỘNG VẬT NUÔI (Trang 124 - 127)

1.1 .Vị trí,hình thái

7.Hệ sinh dục gia cầm mái

Hình 22.3. Hệ sinh dục gia cầm mái 7.1. Buồng trứng 7.1. Buồng trứng

Gia cầm có một buồng trứng nằm ở phía trước thận trái dính vào thành lưng. Buồng trứng phía bên phải chỉ phát triển trong giai đoạn bào thai và sau đó bị thối hóa.

Trong buồng trứng có chừng 1500 – 3000 tế bào trứng ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Số lượng này lớn gấp nhiều lần so với số trứng mà một gà mái đẻ ra.

7.2. Ống dẫn trứng

Ống dẫn trứng nối từ buồng trứng tới huyệt. Chia thành năm đoạn như sau: Loa kèn: Có hình phễu, có nhiệm vụ hứng túi lịng đỏ rụng vào ống dẫn trứng. Cấu tạo bên trong loa kèn có nhiều nếp nhăn. Giữa các nếp gấp này có chất dinh dưỡng được tiết ra để nuôi dưỡng tinh trùng trong khoảng thời gian từ 1- 20 ngày, mạnh nhất là đến 7 ngày. Túi lòng đỏ lưu lại loa kèn từ 5 – 15 phút và được thụ tinh tại đây rồi đi xuống phần sau.

Phần sinh lòng trắng (phần thân của ống dẫn trứng): Phần này dài đến 2/3 ống dẫn trứng, có nhiều tuyến rất phát triển. Tuyến này tiết ra lớp lịng trắng đặc và lỗng xen kẽ nhau, bao bọc lấy túi lòng đỏ. Lòng đỏ và lòng trắng lưu lại tại đây từ 2- 3 giờ.

Phần eo: Phần này hơi eo lại, nó quyết định hình dạng quả trứng và tạo thành hai lớp vỏ lụa (vỏ keratin). Túi trứng lưu lại ở đây từ 2- 3 giờ.

Phần tử cung: Rộng hơn đoạn trên, ở đây có những tuyến tiết ra chất khống tạo thành vỏ cứng. Tử cung còn tiết sắc tố oxphophirin quyết định màu sắc của vỏ. Trứng lưu lại tại đây từ 16- 20 giờ.

Phần âm đạo: Phần này nối với huyệt, nó tiết ra chất nhầy keo chứa men lyzozym có tính sát khuẩn bám bên ngồi vỏ cứng. Chất nhầy này còn tạo trơn giúp gia cầm đẻ trứng dễ dàng. Khi đẻ âm đạo lồi ra ngoài lỗ huyệt để trứng khỏi bẩn.

Tổng số thời gian trứng đi từ loa kèn đến âm đạo và đẻ ra hết từ 20- 23 giờ, vì vậy có những ngày gia cầm đẻ hai trứng và có những ngày khơng đẻ.

Câu hỏi ơn tập

1. Trình bày vị trí, hình thái, cấu tạo và nhiệm vụ của buồng trứng ở gia súc.

2. Trình bày vị trí,hình thái, cấu tạo tử cung trên heo. Cho biết sự khác biệt cơ bản giữa tử cung lợn và tử cung trâu bò.

Một phần của tài liệu GT GIẢI PHẪU SINH lý ĐỘNG VẬT NUÔI (Trang 124 - 127)