Bài 23 : SINH LÝ HỆ SINH DỤC CÁI
2. Tế bào sinh dục cái
2.1. Cấu tạo noãn (trứng)
Trứng thường có hình cầu, bất động, bao bên ngoài là màng. Ngồi màng là vành phóng xạ để bảo vệ nỗn và cản trở sự xâm nhập của tinh trùng (vành phóng xạ là nơi tập hợp nhiều tế bào liên kết với nhau bởi axít hyaluronic). Bên trong chứa tế bào chất có nhiều chất bổ dưỡng gọi là nỗn hồng. Nằm lệch về một phía là nhân. Noãn (trứng) nằm trong nang noãn (túi trứng). Dịch bên trong túi trứng có chứa kích tố sinh dục cái oestrogen.
Kích thước của trứng tương đối lớn có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Trứng bị có đường kính bằng 125.
Trứng lợn có đường kính bằng 108.
2.2. Sự thải trứng
- Sự rụng trứng: Kích thích tố FSH (foliculo stimulin hormone) do tuyến yên tiết rasẽ làm cho trứng phát triển và thành thục. Trên cơ sở của FSH thì LH (luteino stimulin hormone) thúc đẩy trứng chín và rụng xuống.
Ở trâu, bị mỗi chu kỳ động dục nhìn chung chỉ rụng 1 trứng và thay đổi giữa hai buồng trứng. Ở lợn mỗi chu kỳ động dục rụng từ 15- 25 trứng.
Mỗi lần trứng rụng sẽ để lại trên buồng trứng một vết sẹo, sau hình thành nên thể vàng (vết sẹo lúc đầu có màu đỏ sau biến thành màu vàng và cuối cùng thối hố có màu trắng). Thể vàng tồn tại lâu hay mau tùy theo gia súc đó đã thụ thai hay chưa.
Thể vàng hầu như tồn tại trong suốt thời gian mang thai và giữ chức phận nội tiết. Nó tiết ra progesteron có tác dụng bảo vệ và giúp cho bào thai phát triển bình thường, thúc đẩy bao tuyến sữa, ống sữa phát triển và hình thành nhau thai. Nếu gia súc chưa thụ thai thì thể vàng tồn tại trong một thời gian ngắn từ 3- 10 ngày rồi teo lại thành thể trắng.
Thời gian rụng trứng của các lồi gia súc như sau:
Bị: 12- 24 giờ kể từ khi có biểu hiện chịu đực đầu tiên. Lợn: 24 giờ kể từ khi có biểu hiện chịu đực đầu tiên. Mèo, thỏ ngay sau khi giao phối thì trứng rụng.
Trong thực tế để xác định được thời điểm rụng trứng trên gia súc là rất khó, thường phải căn cứ vào biến đổi ở bộ phận sinh dục bên ngoài và trạng thái gia súc mê ỳ chịu đực
- Sự di động của trứng: Sau khi trứng rụng, rơi vào loa kèn và ống dẫn trứng, nhờ sự nhu động của ống dẫn trứng mà di chuyển xuống. Cũng có trường hợp trứng di chuyển từ sừng tử cung bên này sang sừng tử cung bên kia để đảm bảo cho sự phát triển của hợp tử được tốt.
- Thời gian trứng của các lồi gia súc cịn có khả năng thụ tinh tính từ khi rụng là khác nhau tùy lồi.
Bảng 23.2. Thời gian trứng cịn khả năng thụ tinh
Lồi gia súc Ngựa Bị Lợn Thỏ
Thời gian (giờ) 10 20 10 6