QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ LOGISTICS TOÀN CẦU

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chiến lược toàn cầu (Global strategic management): Phần 2 (Trang 45 - 50)

VÀ LOGISTICS TOÀN CẦU MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG:

Mục tiêu của chương 6 giúp người đọc hiểu được những vấn đề quản trị cơ bản trong triển khai chiến lược toàn cầu qua, việc điều phối hoạt động quản trị sản xuất và logistics toàn cầu.

Quản lý hoạt động sản xuất và logistics tồn cầu có liên quan trước hết đến các vấn đề quyết định địa điểm để thiết lập các cơ sở sản xuất và hoạt động logistics như nhà máy và trung tâm phân phối. Những loại quyết định này đòi hỏi một phân tích đa chiều có tính đến các nguồn tài nguyên và đặc điểm rủi ro trong khu vực hoạt động cũng như mức độ tiếp cận khách hàng. Tiếp theo, một mạng lưới tích hợp sản xuất và hạ tầng tiện ích cần phải được quản lý dựa trên những mơ hình khác nhau của các mạng lưới sản xuất toàn cầu. Để có thể quản lý hiệu quả mạng lưới hoạt động, doanh nghiệp cần phải hoạch định tốt chức năng mua sắm trực tuyến như việc thu mua điện tử thông qua các Trung tâm trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) hoặc mạng Internet. Cùng với đó, quản trị hoạt động tồn cầu sẽ liên quan với các vấn đề quản trị gắn với dịng chảy vật chất của hàng hóa được gọi là “logisitics”. Vì vậy, các doanh nghiệp tồn cầu cần phải hiểu được việc tổ chức các hoạt động logistics cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào cho hợp lý để đạt được lợi thế cạnh tranh tốt hơn trên thị trường. Thông qua các nội dung được đưa ra trong chương 6, người đọc sẽ có cái nhìn tổng thể về quản trị sản xuất và logistics mà một doanh nghiệp toàn cầu sẽ phải đối mặt trong triển khai chiến lược toàn cầu. Đặc biệt, người đọc sẽ có thể phân tích các vấn đề quản lý liên quan đến việc xử lý các dự án cơ sở hạ tầng quốc tế quy mô lớn.

Hộp 6.1

Tình huống: Quản trị sản xuất tồn cầu của Apple

Các sản phẩm từ Apple ln được đề dịng chữ “Designed by Apple in

California, Assembled in China”- tạm dịch là “được thiết kế bởi Apple tại California, lắp ráp tại Trung Quốc”. Đây không hẳn là điều quá mới mẻ với các tín đồ nhà Táo nhưng bạn có biết vì sao Apple lại đặt nhà máy ở Trung Quốc? Trong quá khứ, Steve Jobs đã từng thành lập nhà máy sản xuất và lắp ráp các dịng máy tính Apple tại Fremont, California vào năm 1984, Apple chi những 20 triệu đô la Mỹ để xây dựng và vận hành nhà máy này. Tuy nhiên, nhà máy này chỉ tồn tại được đến năm thứ hai. Ngày nay, nhà máy sản xuất iPhone tại Trung Quốc luôn là đề tài được quan tâm nhiều nhất. Nhưng trên thực tế, những chiếc điện thoại thông minh iPhone, iPad và Macbook danh giá không hề được tạo ra từ nhà máy của Apple. Foxconn, nhà máy sản xuất và gia công thiết bị thông minh tại Trung Quốc, Ấn Độ mới chính là nơi khai sinh cho các dịng sản phẩm hạng nhất của Apple. Chiến lược tách bạch khâu R&D, sản xuất và marketing được xem là yếu tố quyết định đưa Apple lên vị trí dẫn đầu ngành hàng thiết bị thông minh. Các linh kiện của một chiếc iPhone không chỉ được sản xuất bởi hơn 300 nhà cung ứng tại Trung Quốc mà còn rải rác khắp châu Á, châu Âu và Nam Mỹ. Riêng tại Việt Nam, có 11 nhà cung cấp linh kiện cho Apple. Hầu hết các nhà cung cấp đều nhận được đơn hàng từ một công ty trung gian và khơng hề biết món linh kiện đang sản xuất để làm gì. Mỗi một chiếc iPhone chứa hàng trăm chi tiết, trong đó ước tính khoảng 90% linh kiện được sản xuất tại nước ngồi. Các linh kiện bán dẫn cao cấp thì đến từ Đức và Đài Loan, bộ nhớ từ Nhật Bản và Hàn Quốc, tấm nền màn hình và bảng mạch từ Hàn Quốc và Đài Loan, chipset từ châu Âu, kim loại hiếm từ châu Phi và châu Á. Và tất cả các linh kiện này được chuyển đến lắp ráp tại Trung Quốc. Tốc độ là vũ khí để Apple giữ bí mật sản phẩm. Tại các xưởng lắp ráp iPhone, iPad và Macbook tại Trung Quốc, quy trình quản lý cực kỳ nghiêm ngặt và liên tục tăng ca vẫn là tin tức thường được nghe thấy trên các phương tiện truyền thông. Thêm nữa, việc Apple thay đổi mẫu mã kiểu dáng, kích thước, chất liệu sản phẩm hàng năm khơng những làm đối thủ “bở hơi tai”

PGS. TS NGUYỄN HỒNG VIỆT, TS ĐỖ THỊ BÌNH

mà cịn khống chế phần nào việc làm giả các thiết bị. Nhưng quan trọng hơn, Apple khơng hồn tồn sản xuất iPhone tại Trung Quốc mà chia nhỏ quy trình sản xuất nhằm tránh được các rủi ro. Các nhà máy cung ứng linh kiện iPhone có mặt trên khắp thế giới và chỉ được lắp ráp tại Trung Quốc.

Tại Mỹ, Apple bắt đầu quy trình thiết kế. Sau đó, các linh kiện được sản xuất tại Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và một số nước châu Âu. Nhà máy tiến hành sản xuất và lắp ráp tại Trung Quốc trong thời gian cực ngắn để ngăn chặn việc sao chép. Các thiết bị sẽ được chuyển về đại bản doanh Apple tại California, Mỹ và nhanh chóng phân phối trên tồn thế giới. Ví dụ, sau khi lượng kính làm màn hình iPhone được cắt xong, chuyến hàng đầu tiên đến Foxconn - nhà máy được lựa chọn lắp ráp iPhone là vào lúc nửa đêm. Người quản đốc ngay lập tức đánh thức 8.000 công nhân khỏi ký túc xá, đưa cho mỗi người một cái bánh bích quy và một cốc trà, hướng dẫn họ đứng vào dây chuyền và chỉ trong vòng nửa giờ đã thiết lập xong một dây chuyền lắp ráp mặt kính. Trong vịng 96 tiếng, nhà máy đã hồn thiện một dây chuyền lắp ráp với công suất 10.000 chiếc iPhone mỗi ngày. Chỉ trong vòng 3 tháng, Apple đã bán được một triệu chiếc iPhone, và từ đó đến nay, Foxconn cịn lắp ráp thêm được hơn 200 triệu chiếc nữa.

Cơng ty chịu trách nhiệm lắp ráp hầu hết các sản phẩm iPhone và những sản phẩm bán chạy nhất của Apple như iPad, iPod chính là Foxconn - một nhà sản xuất thuộc quyền sở hữu của tập đoàn Đài Loan là Hon Hai Precision. Ban đầu, tập đồn có tên Hon Hai Precision Industry Co., Ltd. Đây là một công ty Đài Loan do ơng Kuo Tai-ming (hay cịn được biết đến với cái tên Terry Guo) sáng lập. Nhà sáng lập Tery Guo đã xây dựng nên công ty với số vốn ban đầu chỉ 7.800 USD vào năm 1974. Đây là số tiền mà ơng Tery Guo đã vay của mẹ mình. Cơng ty thời kỳ đầu chỉ sản xuất những chiếc núm điều khiển nhựa cho TV đen trắng. Khi trở nên lớn mạnh hơn, nó được biết đến với cái tên Foxconn và sau đó đến năm 1991 đã trở thành một cơng ty được niêm yết công khai với trị giá 37 tỷ USD. Hon Hai Precision Industry Co., Ltd hiện vẫn tồn tại và hoạt động như một “công ty xương sống” của Foxconn. Hiện Foxconn là nhà sản xuất điện tử theo hợp đồng lớn nhất trên thế giới. Cơng ty có nhà máy và trung tâm nghiên cứu phát triển trên khắp thế giới bao gồm Nhật, Mỹ, Cộng hòa Séc, Anh và Trung Quốc, đồng thời vẫn giữ nguyên trụ sở tại Đài Loan. Công ty

6.1. CÁC VẤN ĐỀ VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ LOGISTICS TOÀN CẦU

Khi các hàng rào thương mại được loại bỏ và thị trường tồn cầu phát triển, các cơng ty phải đối diện với hàng loạt vấn đề liên quan đến việc tổ chức hoạt động sản xuất: địa điểm sản xuất diễn ra ở đâu trên phạm vi toàn chuyên sản xuất linh kiện điện tử cho các thiết bị điện tử tiêu dùng như tấm màn hình phẳng, máy chơi game console, linh kiện điện thoại và thậm chí là cả bo mạch chủ. Yếu tố chính tạo nên thành cơng của Foxconn chính là kỹ thuật thiết kế độc quyền và các dịch vụ chế tạo cơ khí cho khách hàng. Đổi lại, Foxconn chỉ là một cơng ty được cấp quyền sản xuất sản phẩm cịn những thiết kế mang tính đổi mới sẽ được tùy chỉnh theo yêu cầu của khách hàng.

Đối với Apple, Foxconn là ví dụ điển hình về việc Trung Quốc có thể cung cấp số lượng nhân công với sự cần cù mà không đối tác Mỹ nào có thể bì kịp. Khu phức hợp này có khoảng 230.000 nhân cơng, rất nhiều trong số đó làm việc 6 ngày một tuần và thường làm việc 12 tiếng một ngày tại nhà máy. Khoảng trên một phần tư số nhân công của Foxconn sống trong các khu ký túc xá của nhà máy và rất nhiều cơng nhân kiếm ít hơn 17 USD một ngày. Với lực lượng nhân công đông đảo, Foxconn phải thuê khoảng gần 300 bảo vệ để hướng dẫn đi lại trong các khu nhà máy để tránh lượng người ùn ứ mỗi giờ tan tầm. Nhà bếp trung tâm trung bình tiêu thụ khoảng 3 tấn thịt lợn và 13 tấn gạo mỗi ngày. Không chỉ ở Trung Quốc, Foxconn hiện có hàng chục nhà máy khác ở châu Á và Đông Âu, ở Mexico và Brazil và hiện đang lắp ráp cho khoảng 40% các mặt hàng điện tử gia dụng toàn thế giới cho các hãng lớn như Amazon, Dell, Hewlett-Packard, Motorola, Nintendo, Nokia, Samsung và Sony. Thêm một lợi thế khác, đó là các nhà máy tại Trung Quốc có thể cung cấp cho Apple lượng kỹ sư lành nghề với một quy mơ mà các cơng ty Mỹ khó lịng theo kịp. Ví dụ, với dây chuyền lắp ráp iPhone, các nhà quản trị của Apple ước tính cần khoảng 8.700 kỹ sư để quản lý và hướng dẫn cho khoảng 200.000 nhân công. Ước tính ở Mỹ phải mất tới 9 tháng mới có thể tìm được từng đấy kỹ sư lành nghề. Nhưng tại Trung Quốc, họ chỉ mất 15 ngày.

Nguồn: Tổng hợp từ http://www.strategosinc.com/articles/apple-fox- conn-strategy.htm

cầu? Tập trung tại một quốc gia hay phân tán trên tồn thế giới? Chiến lược sản xuất có cần điều chỉnh nếu các điều kiện kinh tế thay đổi? Có nên thuê ngoài (outsourcing) toàn bộ hoạt động sản xuất? Nên định vị hoạt động sản xuất ở đâu trong chuỗi cung ứng tồn cầu? Ví dụ về các sản phẩm của Apple ở tình huống trên thể hiện những vấn đề này. Các linh kiện cấu thành điện thoại iPhone được sản xuất từ nhiều quốc gia nhằm đảm bảo tiêu chí về chi phí, chất lượng và thời gian giao hàng. Các vấn đề sản xuất (các hoạt động tạo ra sản phẩm) và logistics (thu mua và vận chuyển nguyên vật liệu thông qua chuỗi cung ứng từ nhà cung cấp tới khách hàng) cần được quản trị trên phạm vi tồn cầu nhằm mục tiêu tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa giá trị cho khách hàng.

Chức năng sản xuất và logistics cần đảm bảo mục tiêu chiến lược giảm chi phí. Bằng cách lựa chọn và phân tán các hoạt động sản xuất đến các địa điểm khác nhau trên tồn cầu mà tại đó sản xuất được thực hiện hiệu quả nhất, các cơng ty tồn cầu sẽ giảm được chi phí. Quản trị chuỗi cung ứng cũng giảm thiểu lượng hàng tồn kho, đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định, tăng số vòng quay hàng tồn kho, giảm lượng vốn lưu động... từ đó giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Tăng cường chất lượng sản phẩm bằng cách giảm thiểu các sản phẩm lỗi là mục tiêu chiến lược thứ hai của sản xuất và logistics. Mục tiêu giảm chi phí và gia tăng chất lượng khơng tách rời nhau. Công ty nào kiểm sốt được chất lượng cũng giảm được chi phí và tạo ra giá trị gia tăng.

Bên cạnh hai mục tiêu chi phí và chất lượng, sản xuất và logistics cịn cần phải thích ứng với các nhu cầu của thị trường địa phương do sự khác biệt giữa các quốc gia. Nhu cầu đáp ứng địa phương tạo ra áp lực phi tập trung hóa các hoạt động sản xuất và phân tán các hoạt động sản xuất đến những quốc gia hoặc khu vực mà tại đó quy trình sản xuất được thực hiện linh hoạt để tùy biến sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ngoài ra, chức năng sản xuất và logistics cũng cần thích ứng nhanh chóng với thay đổi nhu cầu của khách hàng. Cạnh tranh dựa trên thời gian (Time based competition) ngày càng trở thành lợi thế cạnh tranh quan trọng khi mà nhu cầu khách hàng có sự thay đổi liên tục và nhanh chóng tạo ra áp lực cho các cơng ty tồn cầu phải thích nghi với những thay đổi này nhanh nhất. P. Lasserre (2012) đã chỉ ra hoạt động sản xuất và logistics toàn cầu bao gồm bốn nội dung chủ yếu:

- Địa điểm: nơi đặt các cơ sở tiện ích? - Sản xuất: sản xuất cái gì, ở đâu?

- Nguồn cung: mua từ ai, cái gì và như thế nào?

- Logistics: làm thế nào để quản lý các dịng hàng hóa và thơng tin?

6.2. LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM SẢN XUẤT

Xác định vị trí đặt doanh nghiệp (hay cịn gọi là định vị doanh nghiệp) là một nội dung cơ bản của công tác quản trị sản xuất. Định vị doanh nghiệp là quá trình lựa chọn vùng và địa điểm bố trí doanh nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện những mục tiêu chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp đã lựa chọn. Thơng thường khi nói đến định vị doanh nghiệp là nói đến việc xây dựng các doanh nghiệp mới. Tuy nhiên trong thực tế, những quyết định định vị doanh nghiệp lại xảy ra một cách khá phổ biến đối với các doanh nghiệp đang hoạt động. Đó là việc tìm thêm những địa điểm mới để xây dựng các chi nhánh, phân xưởng, cửa hàng, đại lý mới. Hoạt động này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp dịch vụ.

Quyết định đầu tiên trong quản trị sản xuất toàn cầu đề cập tới việc lựa chọn các quốc gia và khu vực mà các doanh nghiệp sẽ thiết lập cơ sở hoạt động, tiến hành hoạt động sản xuất ở đâu để tối thiểu hóa chi phí và cải tiến chất lượng sản phẩm tốt nhất. Với doanh nghiệp đang có kế hoạch về sản xuất quốc tế, rất nhiều yếu tố phải được xem xét. Có thể nhóm các yếu tố này thành 3 nhóm: yếu tố quốc gia, yếu tố cơng nghệ và yếu tố sản phẩm.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chiến lược toàn cầu (Global strategic management): Phần 2 (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)