Các chính sách phát triển nhân sự địa phương

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chiến lược toàn cầu (Global strategic management): Phần 2 (Trang 155 - 157)

- Nhân sự địa phương có cơ hội tách ra khỏi chi nhánh địa phương để tham gia

8.4.2. Các chính sách phát triển nhân sự địa phương

Tuyển dụng lao động: Tại một số quốc gia, các cơng ty nước ngồi được

chào đón một cách thiện chí tại các thị trường lao động chung dành cho cả các cơng ty trong nước và nước ngồi, tuy nhiên điều này khơng hồn tồn đúng tại một số quốc gia khác. Nhật Bản và Hàn Quốc thường dành sự ưu tiên rõ ràng cho các công ty trong nước tại một thị trường việc làm được thiết kế riêng biệt, đây là nơi tập trung nhiều sinh viên giỏi mới tốt nghiệp từ những trường đại học và học viện hàng đầu của quốc gia. Điều này mang lại những bất lợi cạnh tranh cho các cơng ty nước ngồi do thị trường lao động dành cho các công ty này bị hạn chế. Tại những quốc gia có tốc độ phát triển nhanh như Trung Quốc, nhu cầu về lao động có kĩ năng vượt xa nguồn cung, điều này làm cho quá trình đấu thầu lao động trở nên thiếu lành mạnh và chi phí lao động tăng cao. Khả năng tuyển dụng của các cơng ty nước ngồi tại các thị trường lao động địa phương phụ thuộc vào các yếu tố:

- Hình ảnh của cơng ty:Các cơng ty có sản phẩm được biết đến rộng rãi thường dành được nhiều thiện cảm của người lao động hơn so với những cơng ty cịn lại. Vì vậy những cơng ty ít có tiếng tăm cần tăng cường xúc tiến hình ảnh của mình thơng qua các buổi giới thiệu về cơng ty tại các trường đại học thông qua các chương trình trao học bổng, đóng góp cho hoạt động xã hội và cam kết trong các mối quan hệ cộng đồng, tài trợ cho các sự kiện thể thao và cuộc thi chuyên môn tại trường trung học và đại học.

- Triển vọng sự nghiệp và các cơ hội được đào tạo:Công ty cần phải giữ uy tín thơng qua việc đem lại cho người lao động các cơ hội phát triển tới các vị trí cơng việc tốt hơn sau khi được tuyển dụng. Nếu công ty vi phạm các cam kết này, uy tín của cơng ty sẽ bị ảnh hưởng và khó có cơ hội tuyển dụng được những sinh viên xuất sắc.

- Sự hiểu biết sâu sắc về hệ thống giáo dục và bằng cấp của địa phương:

Không phải mọi quốc gia đều có một hệ thống giáo dục tiên tiến và tương đồng. Sự phỏng đoán dựa trên hệ thống giáo dục đại học và sau đại học tại PGS. TS NGUYỄN HỒNG VIỆT, TS ĐỖ THỊ BÌNH

chính quốc của các cơng ty Mỹ có thể khiến họ mất đi các cơ hội để sở hữu những sinh viên mới tốt nghiệp loại xuất sắc ở Đức, Pháp và Nhật Bản. Ở Đức và Nhật Bản, các cơng ty Mỹ có thể bắt đầu tài trợ từ các chương trình định hướng nghề nghiệp chuyên sâu tại tất cả các trường trung học phổ thông bằng một số loại hình đào tạo về nghề nghiệp làm nền tảng cho hoạt động tuyển dụng sau này. Tuy nhiên, tại Pháp các công ty Mỹ không thể thực hiện các chương trình này tại một số các trường trung học phổ thông bởi các trường này thuộc định hướng đào tạo nghề và không nằm trong hệ thống giáo dục đại học.

Đãi ngộ lao động:Những khích lệ về mặt tài chính là một trong những cách thông thường được sử dụng để giữ chân người lao động, tuy nhiên điều đó khơng phải là nhân tố quyết định. Sự trung thành của người lao động địa phương đối với các công ty kinh doanh quốc tế phụ thuộc vào triển vọng sự nghiệp tương lai, sự đối xử công bằng nhiều hơn là những đãi ngộ về tài chính đơn thuần. Sự đối xử cơng bằng phải làm cho người lao động địa phương cảm nhận họ được đối xử bình đẳng với những lao động nước ngồi ở cùng vị trí cơng việc, và triển vọng sự nghiệp khơng bị ngăn cản bởi những rào cản vơ hình. Sự đối xử cơng bằng thể hiện qua các khía cạnh:

- Khả năng lao động địa phương có thể tham gia vào nhóm các nhà quản lý tồn cầu nếu có đủ năng lực và mong muốn thực hiện điều đó. Một người lao động địa phương hiện đang nắm giữ vị trí quản lý tại chi nhánh thuộc Singapore của một cơng ty sản xuất phần mềm có trụ sở chính tại New York (Mỹ) nên được khuyến khích và tạo điều kiện để trải nghiệm những vị trí cơng việc cao hơn tại các chi nhánh thuộc quốc gia khác hoặc trụ sở chính của cơng ty.

- Đãi ngộ phải dựa trên ngun tắc “công việc công bằng và trả lương công bằng” đối với cả người lao động địa phương và chuyên gia nước ngoài. Tuy nhiên một điểm cần chú ý là người lao động nước ngoài được đãi ngộ thêm các khoản chi phí về chỗ ở, thăm viếng người thân tại quê hương và chi phí giáo dục con cái tại các trường tư. Do vậy các khoản chi phí này khơng nằm trong sự so sánh.

- Các vấn đề đánh giá hiệu suất lao động của chuyên gia nước ngoài và lao động địa phương cần phải được thảo luận công khai và các quyết định

cuối cùng cần được cơng bố tới tồn thể nhân viên trong chi nhánh. Nhà quản lý chi nhánh phải tạo được cảm giác cho người lao động địa phương là họ không bị đơn độc trong các vấn đề quan trọng của công ty.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chiến lược toàn cầu (Global strategic management): Phần 2 (Trang 155 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)