sản xuất có thể rất quan trọng trong việc quyết định địa điểm sản xuất. Ví dụ, do những hạn chế về công nghệ, trong một số trường hợp, việc tiến hành sản xuất tại chỉ một địa điểm duy nhất và cung cấp hàng cho cả thị trường thế giới sẽ là điều cần thiết. Trong những trường hợp khác, công nghệ cho khơng vấp phải sự khó khăn nào. Lý do là bởi Trung Quốc có rất nhiều lao động thừa thãi và tập trung rất nhiều quanh các nhà máy nên các nhà sản xuất có thể dễ dàng tập trung một số lượng lớn nhân công ngay khi cần thiết. Mặt khác, các nhà máy của Trung Quốc có thể thay đổi quy trình sản xuất và cách thức làm việc rất nhanh chóng khi có những biến động xảy ra. Và cuối cùng, Trung Quốc là đất nước có nhu cầu về việc làm lớn nhất thế giới. Vì thế sự xuất hiện của các nhà máy mới như một sự cứu cánh đối với đất nước phải đối mặt với tỉ lệ thất nghiệp ngày càng tăng trong giai đoạn trước.
Đất hiếm là hợp kim được sử dụng để chế tạo vật liệu siêu dẫn được sử dụng rất nhiều trong các quy trình sản xuất sản phẩm, thiết bị cơng nghệ cao và Trung Quốc chiếm đến 97% nguồn tài nguyên này trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, việc chính phủ Trung Quốc cắt giảm hạn ngạch xuất khẩu nguồn tài nguyên này càng khiến cho giá đất hiếm tăng cao hơn so với thị trường bên ngoài. Bởi vậy, việc đặt nhà máy sản xuất ngay tại lãnh thổ nước này sẽ đảm bảo được nguồn nhiên liệu sản xuất ln ở mức ổn định và giảm chi phí vận chuyển so với đặt nhà máy ở quốc gia khác.
Nếu như Mỹ có thung lũng Silicon trứ danh thì người Hoa lại rất tự hào về Haidian Park. Nơi đây đã tập trung các trụ sở, các viện nghiên cứu của bốn mươi công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới bao gồm cả Microsoft và IBM. Thậm chí, Haidian Park đã tồn tại được hơn bốn thập kỷ qua và sở hữu rất nhiều cơng trình khoa học, các kỹ sư và kỹ thuật viên có chun mơn được đánh giá rất cao. Ngay gần Haidain Park có một địa điểm với tên gọi Zhongguancun, nơi đặt nền móng vững chắc cho sự nổi lên của hãng điện thoại Xiaomi. Nơi đây cũng đang thu hút rất nhiều nhân tài trên toàn thế giới.
phép doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất của mình tại nhiều địa điểm khác nhau. Ba đặc điểm của một công nghệ sản xuất cần được quan tâm là: mức chi phí cố định, quy mơ hiệu quả tối thiểu, và tính linh hoạt của cơng nghệ.
+ Chi phí cố định:Trong một số trường hợp, định phí của việc thiết lập một nhà máy cao tới mức mà một công ty phải tập trung sản xuất tại một số ít địa điểm sản xuất để phục vụ thị trường thế giới. Ví dụ, chi phí để xây dựng một nhà máy sản xuất chip bán dẫn hiện đại hiện nay lên đến 5 tỷ USD. Do đó, với các yếu tố khác không đổi, việc sản xuất để phục vụ thị trường toàn cầu tại một địa điểm tối ưu là hợp lý. Ngược lại, định phí thấp có thể khiến cho việc sản xuất tại nhiều địa điểm trở nên kinh tế hơn. Một lợi thế của việc này là các cơng ty có thể phục vụ tốt hơn trong việc đáp ứng nhu cầu của địa phương. Việc sản xuất tại nhiều địa điểm cũng có thể giúp cơng ty khơng bị phụ thuộc vào một địa điểm cụ thể.
+ Quy mô hiệu quả tối thiểu:Mức sản lượng mà tại đó hiệu quả kinh tế theo quy mơ được tận dụng triệt để được gọi là quy mô hiệu quả tối thiểu của sản lượng. Đây chính là mức quy mơ sản lượng mà một nhà máy phải điều hành sản xuất để đạt tới mức này, từ đó tận dụng được tối đa lợi thế kinh tế theo quy mô. Theo khái niệm này, quy mô hiệu quả tối thiểu của một nhà máy càng có nhiều mối liên hệ với nhu cầu tồn cầu thì việc sản xuất tại một địa điểm hay tại một số ít các địa điểm càng nên được thực hiện. Ngược lại, khi quy mô hiệu quả tối thiểu là tương đối thấp so với nhu cầu toàn cầu, doanh nghiệp sẽ có hiệu quả kinh tế hơn nếu sản xuất tại nhiều địa điểm khác nhau. Ví dụ, quy mơ hiệu quả tối thiểu của một nhà máy sản xuất máy tính cá nhân là 250.000 đơn vị/năm trong khi tổng nhu cầu tồn cầu là 35 triệu đơn vị/năm thì mức quy mơ hiệu quả tối thiểu này là tương đối thấp so với nhu cầu trên tồn cầu, do đó doanh nghiệp nên sản xuất PC tại các địa điểm khác nhau.
+ Sản xuất linh hoạt và thiết kế theo nhu cầu hàng loạt:Quan điểm về lợi thế kinh tế theo quy mô nhờ sản xuất hàng loạt đã bị thách thức bởi sự gia tăng của các công nghệ sản xuất linh hoạt gần đây. Thuật ngữ công nghệ
sản xuất linh hoạt hoặc sản xuất tinh gọnbao gồm một loạt các công nghệ sản xuất được thiết kế nhằm: (1) giảm thời gian cài đặt đối với thiết bị phức PGS. TS NGUYỄN HỒNG VIỆT, TS ĐỖ THỊ BÌNH
tạp, (2) tăng cường sử dụng thiết bị máy móc đơn lẻ thơng qua việc lên lịch trình cơng việc tốt hơn, và (3) cải tiến kiểm soát chất lượng ở tất cả các giai đoạn của quy trình sản xuất. Nghiên cứu cho thấy việc áp dụng các công nghệ sản xuất linh hoạt có thể tăng hiệu quả và làm giảm chi phí đơn vị và đạt được thành quả như sản xuất hàng loạt một sản phẩm được tiêu chuẩn hóa, trong khi đó lại cho cơng ty tùy biến việc sản xuất đa dạng các chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp - điều mà trước đây được cho là không thể xảy ra. Thuật ngữ thiết kế theo nhu cầu hàng loạt đã được đặt ra để mô tả khả năng sử dụng công nghệ sản xuất linh hoạt của các cơng ty nhằm điều hịa hai mục tiêu được cho là xung khắc với nhau. Cơng nghệ sản xuất linh hoạt có nhiều dạng tùy theo sự tinh tế và phức tạp của chúng. Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất về cơng nghệ sản xuất linh hoạt đó là hệ thống sản xuất của Toyota, giúp đưa Toyota trở thành công ty tự động hiệu quả nhất thế giới. Điều quan trọng nhất đối với một doanh nghiệp quốc tế đó là cơng nghệ sản xuất linh hoạt có thể giúp cơng ty tùy biến những sản phẩm của mình phù hợp với các thị trường tại các quốc gia khác biệt. Khi đó, một cơng ty có thể sản xuất các sản phẩm thay đổi theo thị hiếu của từng thị trường tại những quốc gia khác nhau trong cùng một nhà máy đặt tại một địa điểm tối ưu.