Các yếu tố sản phẩm: Có hai đặc tính của sản phẩm gây ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm sản xuất Đầu tiên là tỷ lệ giữa giá trị và khối lượng

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chiến lược toàn cầu (Global strategic management): Phần 2 (Trang 54 - 57)

việc lựa chọn địa điểm sản xuất. Đầu tiên là tỷ lệ giữa giá trị và khối lượng của sản phẩm do ảnh hưởng của chi phí vận chuyển. Nhiều sản phẩm điện tử và dược phẩm có giá trị cao nhưng khối lượng lại chỉ ở mức thấp. Như vậy, ngay cả khi chúng được vận chuyển nửa vịng thế giới, chi phí vận chuyển của chúng cũng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng chi phí. Do đó, với những yếu tố khác không đổi, các sản phẩm này nên được sản xuất tại địa điểm tối ưu và phục vụ thị trường toàn cầu từ địa điểm này. Đường tinh luyện, một số hóa chất với khối lượng lớn, sơn, và tất cả các sản phẩm từ dầu mỏ đều có tỷ suất giá trị thấp, giá thành tương đối rẻ nhưng trọng lượng lại lớn. Theo đó, khi chúng được vận chuyển đường dài, chi phí vận chuyển chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng chi phí. Vì vậy, khi những yếu tố khác khơng đổi, chúng nên được sản xuất tại nhiều địa điểm gần với các thị trường lớn để giảm chi phí vận chuyển.

Bảng 6.1. Lựa chọn địa điểm sản xuất

Đặc tính sản phẩm khác có thể gây ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm sản xuất là việc sản phẩm đó có phục vụ nhu cầu phổ biến trên tồn thế giới hay khơng. Ví dụ như những sản phẩm cơng nghiệp (cơng nghiệp điện tử, thép, hóa chất) và các sản phẩm tiêu dùng hiện đại (điện thoại di động, máy tính cá nhân và thiết bị chơi điện tử). Vì chỉ có rất ít những khác biệt trong thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng tại các quốc gia khác nhau đối với các sản phẩm như vậy nên cần thiết phải giảm khả năng đáp ứng nhu cầu địa phương xuống, do đó tập trung sản xuất tại một địa điểm tối ưu trở nên hợp lý hơn. Quay trở lại với tình huống th ngồi sản xuất của Apple, với các dịng iphone 6 và iphone 6 Plus được Foxconn sản xuất tại ở một nhà máy duy nhất tại Trịnh Châu, Trung Quốc với hơn 200.000 công nhân làm việc. Mỗi ngày những công nhân này lắp ráp trung bình 400.000 chiếc iPhone 6 và 140,000 chiếc iPhone 6 Plus.

Sau khi cân nhắc các yếu tố tác động, cơng ty có thể cân nhắc hai phương pháp lựa chọn địa điểm sản xuất cơ bản: (1) tập trung ở vị trí tối ưu và phục PGS. TS NGUYỄN HỒNG VIỆT, TS ĐỖ THỊ BÌNH

Tập trung Phân tán Yếu tố quốc gia

Khác biệt về chính sách kinh tế Nhiều Ít

Khác biệt văn hóa Nhiều Ít

Khác biệt về yếu tố chi phí Nhiều Ít

Rào cản thương mại Ít Nhiều

Yếu tố ngoại vi địa điểm Quan trọng với ngành

Không quan trọng với ngành

Tỷ giá hối đoái Ổn định Biến động mạnh

Yếu tố cơng nghệ

Chi phí cố định Cao Thấp

Quy mơ hiệu suất tối thiểu Cao Thấp Cơng nghệ sản xuất linh hoạt Có Khơng

Yếu tố sản phẩm

Tỷ lệ giá trị và trọng lượng Cao Thấp

Đáp ứng nhu cầu Có Khơng

vụ thị trường thế giới từ địa điểm này hoặc (2) phân tán sản xuất tới các địa điểm khác nhau tại những khu vực hay quốc gia gần các thị trường lớn. Sự lựa chọn chiến lược thích hợp phụ thuộc vào đặc trưng của từng quốc gia cụ thể, các yếu tố công nghệ, sản phẩm (xem bảng 6.1).

6.3. TỔ CHỨC MẠNG LƯỚI SẢN XUẤT TOÀN CẦU

6.3.1. Khái niệm và các thành viên mạng lưới sản xuất toàn cầu

Việc sản xuất bất kỳ một hàng hố hay dịch vụ nào đó có thể được coi là một trật tự các chức năng có liên quan, theo đó một vài chức năng tập trung vào các đầu ra hữu hình trong khi đó các chức năng khác lại tập trung vào các dịch vụ vơ hình. Quy trình sản xuất một sản phẩm và dịch vụ như vậy theo một trật tự đầy đủ các hoạt động tạo giá trị gia tăng cần thiết để đưa sản phẩm chuyển từ khái niệm đến thiết kế, tìm kiếm và sử dụng các nguyên liệu đầu vào nguyên liệu thô ban đầu và các đầu vào trung gian), sản xuất, marketing, phân phối và hỗ trợ cho người tiêu dùng cuối cùng được gọi là chuỗi giá trị (Abonnyi, 2006). Đó là một trình tự hệ thống kết nối tất cả các hoạt động chủ chốt gắn liền với sản xuất, trao đổi, phân phối và dịch vụ sau bán cho một sản phẩm hay dịch vụ. Theo nghĩa này, một chuỗi giá trị mô tả việc tổ chức sản xuất của một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể.

Mạng lưới sản xuất là sự thể hiện các liên kết bên trong hoặc giữa các nhóm cơng ty trong một chuỗi giá trị để sản xuất, phân phối và hỗ trợ tiêu dùng các sản phẩm cụ thể. Mạng lưới này cho thấy cách thức mà các công ty như Toyota, Cisco hay Nike tổ chức mạng lưới các chi nhánh và các nhà cung ứng để sản xuất một sản phẩm nào đó. Sự khác biệt của cơng ty đứng đầu so với các công ty thành viên khác trong một mạng lưới là họ kiểm soát cách tiếp cận các nguồn lực chủ chốt và các hoạt động như thiết kế sản phẩm, thương hiệu quốc tế và sự tiếp cận với người tiêu dùng cuối cùng. Một mạng lưới sản xuất toàn cầu bao hàm các mối liên kết giữa các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động trong một chuỗi giá trị và các doanh nghiệp này nằm ở các quốc gia khác nhau trên toàn thế giới. Mạng lưới sản xuất toàn cầu của Levi’s Strauss cho thấy để sản xuất một chiếc quần jean, một nhà bán lẻ toàn cầu như Levi’s Strauss có thể mua vải ở Hàn Quốc, được dệt và nhuộm ở Đài Loan. Sau đó, vải này có thể được gửi sang để cắt ở Bangladesh và may ở

Việt Nam và được đơm bằng khuy sản xuất ở Nhật Bản. Cơng ty có thể phân phối sản phẩm cho các nhà bán lẻ chi nhánh ở Bắc Mỹ và châu Âu.

Ferdows (1997) đề xuất một mơ hình thiết kế các trung tâm sản xuất trong một mạng lưới toàn cầu với những vai trị chiến lược khác nhau. Mơ hình này dựa trên hai biến số:

Một là, mục tiêu chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế. Có ba lý do chính: (1) tiếp cận với các nguồn lực sản xuất có chi phí thấp; (2) tiếp cận với các kỹ năng và bí quyết; (3) tiếp cận với thị trường địa phương.

Hai là, những năng lực của công ty như: năng lực sản xuất; năng lực duy

trì các quy trình kỹ thuật (chịu trách nhiệm bảo trì); năng lực thu mua tại địa phương (chịu trách nhiệm về nguồn lực/hậu cần); năng lực đổi mới quy trình; năng lực phát triển các nhà cung cấp, năng lực phát triển các quy trình, năng lực cải tiến sản phẩm; năng lực phát triển sản phẩm; năng lực cung ứng thị trường toàn cầu.

Dựa trên hai biến số này, Ferdows phân định có sáu loại cơng ty trong mạng lưới sản xuất tồn cầu (xem hình 6.1) là các công ty gia công, công ty cung ứng nguồn lực, công ty sản xuất nội địa, công ty hỗ trợ, công ty tiền trạm và cơng ty lãnh đạo.

PGS. TS NGUYỄN HỒNG VIỆT, TS ĐỖ THỊ BÌNH

Hình 6.1. Các thành viên trong mạng lưới sản xuất toàn cầu

Nguồn: Ferdows (1997)

Cung ứng nguồn lực

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chiến lược toàn cầu (Global strategic management): Phần 2 (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)