QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chiến lược toàn cầu (Global strategic management): Phần 2 (Trang 82 - 86)

- Mơ hình thu mua nội bộ phân tán:

6.6. QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU

Trong một chuỗi cung ứng điển hình, doanh nghiệp mua nguyên vật liệu từ một hoặc nhiều nhà cung cấp; các bộ phận, chi tiết hoặc thậm chí sản phẩm sau đó được sản xuất ở một hay một số nhà máy và được vận chuyển đến nhà kho để lưu trữ ở giai đoạn trung gian, cuối cùng đến nhà bán lẻ và khách hàng (xem hình 6.6). Vì vậy, để giảm thiểu chi phí và cải thiện mức phục vụ, các chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả phải xem xét đến sự tương tác ở các cấp độ khác nhau trong chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng - cũng được xem như mạng lưới logistics, bao gồm các nhà cung cấp, các trung tâm sản xuất, nhà kho, các trung tâm phân phối, các cửa hàng bán lẻ, cũng như nguyên vật liệu, tồn kho trong q trình sản xuất và sản phẩm hồn thành dịch chuyển giữa các cơ sở.

Hình 6.6. Chuỗi cung ứng điển hình

Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu bao gồm các hoạt động cần thiết để có được nguyên liệu từ người cung ứng cho cơ sở sản xuất thơng qua quy trình sản xuất và thông qua một hệ thống phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng. Hai mục tiêu mà doanh nghiệp cần làm đó là quản lý chuỗi cung ứng tồn cầu ở mức chi phí thấp nhất có thể và phục vụ nhu cầu của khách hàng tốt nhất, do đó giúp làm giảm chi phí tạo dựng giá trị và góp phần giúp cơng ty thiết lập một lợi thế cạnh tranh thông qua dịch vụ khách hàng tốt hơn. Tiềm năng về việc giảm chi phí thơng qua việc quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả hơn là rất lớn. Đối với những doanh nghiệp sản xuất điển hình, chi phí ngun liệu chiếm từ 50-70% doanh thu, tùy thuộc vào từng ngành công nghiệp. Ngay cả một sự giảm thiểu rất nhỏ trong các chi phí này cũng có thể mang lại hiệu quả đáng kể đóng góp vào lợi nhuận. Theo một ước tính, đối với một cơng ty có doanh thu 1 triệu USD, tỷ lệ hồn vốn đầu tư là 5%, và chi phí nguyên liệu là 50% doanh thu bán hàng, nếu doanh số bán hàng tăng 30% hoặc chi phí nguyên liệu giảm 3% thì tổng lợi nhuận sẽ tăng thêm 15.000 USD. Trong một thị trường bão hịa, việc giảm chi phí vật liệu 3% sẽ dễ dàng hơn là tăng doanh số bán hàng 30%.

Công ty nghiên cứu thị trường PWC đưa ra kết quả nghiên cứu về chuỗi cung ứng toàn cầu năm 2013, từ mối quan tâm của hơn 500 giám đốc điều hành của các công ty quốc tế được khảo sát đều như dự đoán của họ: lợi nhuận, quản lý chi phí và sự hài lịng của khách hàng là ba mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Mối quan tâm thứ tư lại cho thấy sự thay đổi trong tình hình chuỗi cung ứng tồn cầu hiện nay. Tính linh hoạt là yếu tố đáng lo lắng nhất. Lý do của sự thay đổi đó bắt nguồn từ tầm nhìn của các cơng ty và sử dụng chuỗi cung ứng để cạnh tranh và giành thị phần. Những cơng ty tồn cầu đang quản lý nhiều chuỗi cung ứng một lúc và họ đang trông chờ vào các hoạt động này không những cung cấp hàng hố đúng thời gian mà cịn phải thích ứng và đáp ứng với kì vọng của khách hàng cũng như nhà cung cấp về giá cả. Để đạt được điều đó, nhà điều hành chuỗi cung ứng cần khả năng cá nhân hoá dịch vụ của họ cho nhiều loại khách hàng khác nhau.

Trong số những thách thức chuỗi cung ứng ngày nay phải đối mặt, có rất nhiều áp lực dẫn trực tiếp đến vấn đề biến động thị trường, khủng hoảng kinh tế và chu kỳ phục hồi kém ảnh hưởng đến cách các cơng ty quản lý PGS. TS NGUYỄN HỒNG VIỆT, TS ĐỖ THỊ BÌNH

phân phối, sản xuất, báo giá và phân loại nguồn nguyên liệu. Bước vào một thị trường mới sẽ dễ gặp phải vấn đề về thuế, giá và nội địa hóa phức tạp. Với quá nhiều chức năng quan trọng cần được giải quyết, các doanh nghiệp cần phải tối ưu hóa chuỗi cung ứng chỉ đơn giản để duy trì sức cạnh tranh của họ.

Cịn nhiều nhà doanh nghiệp hiện nay vẫn đang cố gắng sử dụng những phương pháp và cơng nghệ lỗi thời để vận hành chuỗi cung ứng tồn cầu. Các hệ thống hiện tại hầu như không thể đáp ứng được những nhu cầu được đề ra. Lấy ví dụ, nếu một công ty muốn tái định tuyến một lô hàng trong nước; nếu họ khơng có tầm nhìn đủ rộng để đánh giá vấn đề đúng đắn thì có thể một quyết định đơn giản (ví dụ như đưa lơ hàng ấy sang một bến cảng khác) có thể gây ảnh hưởng đến tồn bộ hệ thống cung ứng, khiến doanh nghiệp tốn nhiều chi phí hơn và giảm tính hiệu quả của công việc. Bộ phận chuyển vận của cơng ty cần phải có khả năng tính tốn nhanh chóng các chi phí dịch vụ và đảm bảo độ chính xác cho từng quyết định.

Khả năng giám sát đặc biệt trở nên quan trọng hơn trong khoảng thời gian khi hầu hết các sản phẩm trở nên phổ biến. Ngày nay, điểm tạo nên sự khác biệt giữa các dòng sản phẩm trên thị trường thế giới là sự sáng tạo đổi mới trong sản phẩm; điều này đòi hỏi nhiều thứ hơn trong khâu cung ứng. Khi áp lực cạnh tranh bằng giá gia tăng khiến lợi tức thu được giảm, các doanh nghiệp phải thiết kế lại các dòng sản phẩm, nâng cấp chuỗi cung ứng, chất lượng dịch vụ, cải tiến giá trị sản phẩm để làm hài lịng khách hàng thay vì khi trước họ đã có thể đạt được mục tiêu lợi nhuận đề ra.

Với việc tối ưu hố chuỗi cung ứng tồn cầu, một doanh nghiệp có thể giải quyết được nhiều vấn đề như:

- Giảm chi phí: Các cơng ty có thể dễ dàng truy cập vào hệ thống thông tin liên quan đến những nhà cung cấp của họ, như vậy các công ty sẽ dễ dàng đưa ra những quyết định thu mua. Những nhà cung cấp sản phẩm trực tuyến cũng như hệ thống cộng đồng mua bán trên mạng cũng là một trong những cách tiếp cận thị trường hiệu quả nhằm giảm chi phí tìm đối tác cung cấp và chi phí mua bán.

- Gia tăng tính cụ thể: Một doanh nghiệp quốc tế luôn cần một điểm cung cấp thông tin cụ thể về các nhà cung cấp của họ cũng như thông tin về cộng đồng người tiêu dùng. Những thông tin rõ ràng về nhà cung cấp sẽ giúp cho những người điều hành chuỗi cung ứng có thể xác định được các nhà cung cấp đáng tin cậy ở bất cứ nơi nào trên tồn thế giới.

- Giảm rủi ro: Tối ưu hố chuỗi cung ứng giúp các cơng ty có thể đánh giá được chất lượng của nhà cung cấp một cách nhanh chóng nhằm đáp ứng được vấn đề tài chính, pháp luật, vấn đề an tồn, chất lượng và quy định môi trường cùng những vấn đề khác. Những quy định trên có thể sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng tiêu chuẩn của khu vực cũng như người tiêu dùng. Để quản lý được rủi ro, các công ty cần phải linh hoạt hơn tuỳ từng trường hợp.

- Hỗ trợ những dòng sản phẩm kế thừa: Vận hành chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay địi hỏi các cơng ty cần có đối tác quảng cáo cũng như những nhà cung cấp uy tín để có thể hỗ trợ những sản phẩm hiện tại đồng thời nhanh chóng thích ứng với những dịch vụ mới. Đội ngũ hỗ trợ cần phải nắm rõ vấn đề thuế, hoá đơn và những vấn đề quan trọng khác. Quan trọng hơn là cần phải nắm rõ nhiều mơ hình doanh nghiệp khác nhau để có thể đưa cơng ty tiếp cận thị trường quốc tế.

CÂU HỎI ƠN TẬP

1. Trình bày những nhân tố quyết định tới việc lựa chọn địa điểm sản xuất đối với các doanh nghiệp tồn cầu. Từ đó, đưa ra quyết định xem quốc gia nào phù hợp cho việc xây dựng một nhà máy lắp ráp máy tính?

2. Đánh giá những ưu nhược điểm của từng phương thức thâm nhập thị trường quốc tế. Đối với các doanh nghiệp dệt may và thủy hải sản Việt Nam, phương thức nào phù hợp và mang lại tiềm năng phát triển tốt hơn trong tương lai?

3. Mạng lưới sản xuất tồn cầu là gì? Vai trò của các doanh nghiệp trong mạng lưới này như thế nào?

4. Th ngồi là gì? Những ngun nhân nào thúc ép các doanh nghiệp tiến hành th ngồi?

5. Trình bày và lấy ví dụ các kiểu thu mua tồn cầu? PGS. TS NGUYỄN HỒNG VIỆT, TS ĐỖ THỊ BÌNH

6. Phân tích thực tiễn hoạt động logistics của một doanh nghiệp toàn cầu? 7. Trình bày nội dung quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu đối với một doanh nghiệp cụ thể?

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chiến lược toàn cầu (Global strategic management): Phần 2 (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)