- Mơ hình thu mua nội bộ phân tán:
6.5.2. Nội dung logistics toàn cầu
Trong thế giới cạnh tranh gay gắt hiện nay, chất lượng của dịch vụ logistics có thể tác động đáng kể đến quyết định của công ty trong việc lựa chọn quốc gia để đầu tư sản xuất, lựa chọn nhà cung ứng để mua hàng và lựa chọn các thị trường tiêu dùng để xâm nhập. Chi phí logistics cao và đặc biệt là hoạt động dịch vụ nghèo nàn là một rào cản đối với thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI), và do đó cản trở tăng trưởng kinh tế. Các quốc gia có chi phí logistics nói chung cao hơn các quốc gia khác sẽ dễ bị mất đi những cơ hội của tồn cầu hóa.
Lấy Chad - một quốc gia khơng có biển - làm ví dụ. Nhập khẩu một container 20 feet từ Thượng Hải đến thủ đô N’djamena thường mất khoảng 10 tuần với chi phí khoảng 6.500 USD. Trong khi đó, để nhập khẩu một container như vậy vào một quốc gia có biển ở Tây hoặc Đơng Âu thì chỉ mất khoảng 4 tuần và tốn chưa đầy 3.000 USD. Thời gian và chi phí chuyên chở từ Thượng Hải đến Douala - cửa ngõ vào Chad - về cơ bản cũng giống như từ Thượng Hải đến các cảng ở Tây Âu. Còn việc đưa hàng từ Douala đến N’djamena và đưa hàng trong nội địa châu Âu do cùng một hãng giao nhận và vận tải quốc tế tiến hành. Vậy điều gì lý giải sự chênh lệch lớn như vậy về mặt thời gian và chi phí? Hãng giao nhận và vận tải này ở châu Âu sẽ sử dụng một hệ thống thông suốt, không giấy tờ để quản lý hoạt động vận chuyển nội địa từ bãi tập kết hàng rộng 8 ha của mình đến cảng cửa ngõ Le Havre. Việc vận chuyển trong nội địa châu Âu chỉ mất chưa đầy 3 ngày. Hãng này còn cung cấp thêm các dịch vụ khác như cải thiện công tác phân phối nội bộ của
khách hàng. Quy trình ở Chad lại khác. Mặc dù để chuyên chở container đó từ Douala đến N’djamena chỉ mất có 5 ngày, song thời gian thực tế lại có thể lên tới 5 tuần. Hãng vận tải và giao nhận này phải bố trí nhân viên cơng ty dọc theo hành lang thương mại để đích thân theo dõi hàng hóa và chứng từ thương mại. Và họ ln phải chuẩn bị tinh thần để làm trung gian giải quyết công việc của khách hàng với hãng vận chuyển nội địa, lực lượng an ninh và rất nhiều cơ quan nhà nước.
Sự gia tăng của các chuỗi sản xuất toàn cầu và mức độ cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt đã khiến dịch vụ logistics trở thành một lợi thế cạnh tranh chiến lược. Mạng lưới sản xuất toàn cầu và các chuỗi cung ứng mở rộng đặt ra đòi hỏi mới đối với việc chuyển dịch hàng hóa một cách ổn định, kịp thời và hiệu quả về chi phí. Khả năng kết nối với mạng logistics toàn cầu được gọi là “mạng Internet vật chất” đang nhanh chóng trở thành một yếu tố chủ chốt quyết định năng lực cạnh tranh của một quốc gia. Với những quốc gia có khả năng kết nối thì mạng Internet vật chất này giúp họ tiếp cận được những thị trường mới rộng lớn; còn với những quốc gia mà sự kết nối với mạng logistics tồn cầu cịn yếu kém, cái giá phải trả cho việc đứng ngoài mạng này là rất lớn và ngày càng gia tăng.
Các công ty sản xuất kinh doanh ứng dụng logistics ngay từ phần lập kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu để đưa vào sản xuất, trong quá trình sản xuất và trong khâu cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm. Họ có thể ứng dụng logistics để phân công dây chuyền sản xuất, chuyên môn hố sản xuất bố trí, bố trí các cơ sở, các cơng ty con, các chi nhánh ở trong nước hoặc nước ngồi để nhằm mục đích mua nguồn ngun vật liệu thuận lợi, thuê nhân công với giá rẻ, đưa hàng đi tiêu thụ nhanh chóng đến các thị trường có nhu cầu, do đó mà đạt được mục tiêu giá rẻ, thuận tiện và bán được nhiều sản phẩm, thu được nhiều lợi nhuận. Các cơng ty tồn cầu ngày càng nghiên cứu ứng dụng logistics ở mức độ cao hơn. Đã có một số cơng ty đạt được mơ hình sản xuất tối ưu. Ngày nay, nền sản xuất hiện đại, với sự phát triển của kinh tế quốc tế và thương mại toàn cầu đã mở rộng nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ Logistics. Các dịch vụ Logistics chủ yếu như: nhận đơn hàng vận tải, gom hàng, xử lý nguyên vật liệu, gia công, lưu kho, kiểm soát hàng tồn kho, tái chế hàng trả lại, quản lý việc phân phối, xúc tiến thị trường và các dịch vụ thông tin,... Tất cả các dịch PGS. TS NGUYỄN HỒNG VIỆT, TS ĐỖ THỊ BÌNH
vụ logistics nhằm mục đích thoả mãn cao nhất cho nhu cầu của khách hàng (người sản xuất và người tiêu dùng). Kết nối toàn cầu một mạng lưới các nhà cung cấp và các trung tâm sản xuất phân tán trên khắp thế giới đòi hỏi hoạt động logistics phải kịp thời, an toàn và tinh giảm. Logistics toàn cầu bao gồm ba hoạt động chủ yếu: định vị, phân phối và vận chuyển.
Trong sản xuất kinh doanh, logistics là nghệ thuật và khoa học của quản lý và điều chỉnh luồng di chuyển của hàng hóa, năng lượng, thơng tin và những nguồn lực khác như sản phẩm, dịch vụ và con người, từ nguồn lực của sản xuất cho đến thị trường, thể hiện sự hợp nhất của thông tin liên lạc, vận tải, tồn kho, lưu kho, giao nhận ngun vật liệu, bao bì đóng gói. Trách nhiệm vận hành của hoạt động logistics là việc định vị (theo mục tiêu địa lý) nguyên vật liệu thô, cơng việc trong tồn q trình và tồn kho theo u cầu chi phí tối thiểu có thể. Hoạt động định vị logistics bao gồm các quyết định về sản phẩm, số lượng, và khi/nơi chúng sẽ được gửi đi. Chức năng định vị bao gồm năm quyết định về:
- Nhu cầu về sản phẩm hoặc linh kiện tại một địa điểm cụ thể. - Mức độ chuyên môn của các đơn vị sản xuất hay mua sắm. - Năng lực của đơn vị sản xuất hoặc mua sắm.
- Mức độ chấp nhận tồn kho. - Thời gian vận chuyển ước tính.
Hình 6.5. Dịng chảy sản phẩm lốp xe Michelin ở châu Âu
Ghi chú: Số trong hình thể hiện % tiêu thụ sản phẩm của các quốc gia khác nhau. Tây Ban Nha sản xuất 57% trong nước và nhập khẩu 9% từ Anh, 5% từ Đức, 22% từ Pháp và 7% từ Italia.
Năm 1995, Michelin kiểm soát một mạng lưới toàn cầu gồm 67 nhà máy trên toàn thế giới (22 ở Pháp, 20 ở các nước châu Âu khác, 19 ở Bắc Mỹ, 4 ở châu Á và 2 ở Nam Mỹ). Hình 6.5 thể hiện cho dịng sản phẩm tại châu Âu. Việc hoạch định sản xuất được thực hiện ở cấp trung ương và mỗi nhà máy chuyên môn hóa trong sản xuất các loại hàng hóa nhất định để hưởng lợi từ lợi thế kinh tế theo quy mô. Các chức năng logistics phụ trách điều phối khoảng 2.000 loại sản phẩm khác nhau đến hàng ngàn đại lý ở các thị trường lốp xe thay thế (RT) và hàng chục nhà máy lắp ráp xe hơi trên khắp châu Âu cho các nhà sản xuất nguyên gốc (OEM). Yếu tố trung tâm của hệ thống là chức năng dự báo được thực hiện ở cấp quốc gia: Một chức năng định vị nhu cầu tập trung sẽ sử dụng các thuật toán để xác định các sản phẩm đi đâu và khi nào. Hàng hóa sẽ được gửi trực tiếp cho các nhà lắp ráp xe tại các thị trường OEM hoặc đến các trung tâm phân phối mà doanh nghiệp gộp/tách hàng hóa để chuyển giao trực tiếp cho các đại lý quy mô lớn hoặc gián tiếp đến các nhà phân phối độc lập cho các đại lý quy mô nhỏ.
Logistics phân phối bao gồm việc lựa chọn các kênh phân phối khác nhau
được sử dụng trong chuỗi cung ứng. Michelin sử dụng ba loại trung tâm chính: - Nhà kho: tổ chức nhóm và cung cấp các trung tâm phân phối và xử lý các đơn đặt hàng lớn.
- Trung tâm phân phối: phụ trách lưu trữ và cung cấp cho các đại lý. - Lưu kho bậc cao: dành riêng cho các OEM và có thể được đặt trong một nhà máy hoặc khu vực vận chuyển gần với các khu vực khách hàng.
Logistics vận chuyển có chức năng kiểm sốt các dòng chảy vật chất. Michelin sử dụng ba phương thức vận chuyển là: đội tàu của riêng của công ty, thuê dịch vụ tải vận và các dịch vụ tin nhắn trực tuyến. Cơng ty cịn phân biệt hai chế độ giao hàng: khu vực gần tiến hành giao hàng hai lần một ngày và khu vực xa giao hàng một lần một ngày. Một ví dụ khác về mạng lưới logistics xuyên biên giới của tập đoàn Airbus Industrie. Với dòng máy bay Airbus A320, hãng đã tổ chức dòng chảy của các bộ phận từ nhiều địa điểm PGS. TS NGUYỄN HỒNG VIỆT, TS ĐỖ THỊ BÌNH
như thân trước máy bay (Saint Nazaire - Pháp), thân sau, bộ phận thăng bằng, bánh lái (Harburg - Đức), phần đuôi (Mandrid - Tây Ban Nha), cánh (Broughton - Anh), cho đến lắp ráp cuối cùng tại Hamburg hay Toulouse, trước khi giao hàng tới New York.