ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM VÀ THƯƠNG HIỆU TOÀN CẦU

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chiến lược toàn cầu (Global strategic management): Phần 2 (Trang 97)

- Mơ hình thu mua nội bộ phân tán:

QUẢN TRỊ MARKETING TOÀN CẦU MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG

7.2. ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM VÀ THƯƠNG HIỆU TOÀN CẦU

Sau khi lựa chọn các phân đoạn thị trường mục tiêu, cơng ty tồn cầu phải tiến hành định vị cho mỗi phân đoạn đã chọn, tức là quyết định sẽ cống hiến những gì thật khác biệt, thật phù hợp cho mỗi nhóm khách hàng với mục đích là phục vụ họ tốt hơn các đối thủ cạnh tranh. Định vị của sản phẩm là cách thức các khách hàng định nghĩa sản phẩm dựa trên những đặc tính quan trọng hay nói cách khác là vị trí mà sản phẩm chiếm chỗ trong tâm trí của khách hàng so với các sản phẩm cạnh tranh. Việc định vị liên quan đến việc gợi ra những lợi ích duy nhất và sự khác biệt của nhãn hiệu trong tâm trí của khách hàng. Định vị là một trong những quyết định chiến lược quan trọng nhất mà người làm marketing thực hiện, là nền tảng theo đó các khách hàng sẽ chọn sản phẩm của cơng ty thay vì sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Nói tóm lại, định vị chính là phát triển các lợi thế cạnh tranh hay lợi thế khác biệt cho sản phẩm, nhãn hiệu. Khi khách hàng không thể phân biệt giữa các sản phẩm, họ sẽ xem sản phẩm là sản phẩm tiện dụng và yếu tố quyết định để mua sản phẩm trong trường hợp này là giá. Và giá rõ ràng là một lợi thế cạnh tranh hấp dẫn với điều kiện cơng ty có cấu trúc chi phí sản xuất thấp. Tuy nhiên, nếu cơng ty khơng có cấu trúc chi phí thấp và cũng khơng thể tạo sự khác biệt cho sản phẩm của mình dựa trên bất kỳ nền tảng nào ngồi giá, cơng ty có thể sẽ khơng thành cơng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị chiến lược toàn cầu (Global strategic management): Phần 2 (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)