4 Các kiểm tra tại nhà máy

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM ĐỂ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO (Trang 56 - 58)

75- 90% chi phí sản xuất sản phẩm được quyết định

4 Các kiểm tra tại nhà máy

Các kiểm tra tại nhà máy

Xây dựng và lắp đặt 5Thực hiện 6 Thẩm định

Hình 3.6: Quy trình GiaiĐoạn – Cửa

Giai đoạn 0: Ý tưởng

Ban quản lý đánh giá xem ý tưởng mới có phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp, các giá trị kinh doanh, tính khả thi về kỹ thuật. Nếu ý tưởng mới đáp ứng được các yêu cầu này, thì doanh nghiệp sẽ thành lập một nhóm đa chức năng thực hiện dự án. Nhóm đa chức năng sẽ tìm kiếm các giải pháp có thể thay thế về kỹ thuật và kết hợp các thông số kỹ thuật với các chỉ tiêu về kinh tế. Ý tưởng phát triển sản phẩm mới được chọn lọc và thị trường mục tiêu phải được xác định trong giai đoạn này.

Giai đoạn 1: Kiểm tra thử

Chuẩn bị các mẫu thử ở phịng thí nghiệm và hoàn thành việc định nghĩa sản phẩm và tối ưu hóa sản phẩm ở quy mơ thử nghiệm.

Giai đoạn 2: Các mẫu kiểm tra thử nghiệm tại nhà máy

Thực hiệ n các mẫu thử nghiệm tại nhà máy và xem xét lại đị nh nghĩa sản phẩm. Các mẫu sản phẩm thử được kiểm tra nội bộ bằng thử nghiệm Alpho (thử nghiệm nội bộ). Các tác động đến môi trường được đánh giá ở giai đoạn này.

Giai đoạn 3: Các kiểm tra tại nhà máy

Trong suốt giai đoạn này, sản phẩm được sản xuất thông qua các cơng đoạn chính xác để sản xuất sản phẩm. Sản phẩm cần phải được sản xuất giống như thành phẩm được bán ra thị trường. Cuối giai đoạn này, nhóm đa chức năng cùng với ban lãnh đạo xem xét lại tiến trình của sản phẩm để chuẩn bị xây

dựng và lắp đặt các thiết bị hoặc điều chỉnh quy trình sản xuất hiện tại. Sau giai đoạn này, các chi phí của dự án bắt đầu tăng lên rất nhanh.

Giai đoạn 4: Xây dựng và lắp đặt nhà xưởng, thiết bị

Giai đoạn này chỉ thực hiện một nhiệm vụ duy nhất là xây dựng và lắp đặt các thiết bị cần thiết cho việc sản xuất sản phẩm mới.

Giai đoạn 5: Thực hiện

Việc sản xuất đầu tiên được thực hiện sau đó sẽ hiệu chỉnh quy trình sản xuất. Việc thương mại hóa sản phẩm cũng được lập kế hoạch và thực hiện ở giai đoạn này.

Giai đoạn 6: Thẩm định

Dự án được thẩm định và các phép đo được tiến hành. Đây là một giai đoạn quan trọng trong việc cải thiện liên tục của công ty.

Ví dụ: Q trình giai đoạn – cửa trong việc thiết kế và phát triển sản phẩm mới của công ty Unilever Việt Nam trong việc giới thiệu sản phẩm mới của nhãn hiệu Sunsilk chăm sóc tóc tồn diện ra thị trường năm 2011 thể hiện rõ việc áp dụng các bước trong của quá trình này.

Mỗi một giai đoạn đều được thiết kế để thu thập các thông tin cần thiết cho dự án để tiếp tục chuyển đến cửa tiếp theo để xem xét. Mỗi giai đoạn bao gồm rất nhiều các công việc khác nhau được thực hiện bởi nhiều bộ phận, phịng ban của cơng ty. Các công việc được thiết kế để thu thập thông tin về sản phẩm và giúp làm giảm thiểu những bất ổn không biết trước.

Các giai đoạn này tiếp tục được chia thành các cơng việc chính, quan trọng đáp ứng đầy đủ yêu cầu của từng giai đoạn. Các hoạt động cụ thể trong mỗi cơng việc sẽ do nhóm đa chức năng xác định dựa vào các yêu cầu đặc thù của mỗi dự án.

Sau khi thực hiện một giai đoạn nào đó và trước khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo, việc đánh giá

lại cần phải được thực hiện vì các quyết định quan trọng của dự án sẽ được quyết định như có tiếp tục thực hiện công việc ở giai đoạn tiếp theo hay không hay dừng dự án lại. Sự phân chia thành các giai đoạn này giúp dự án giảm thiểu rủi ro của việc thực hiện quá nhanh một dự án thay cho việc dự án cần phải dừng lại. Tương tự như vậy, khi dự án thực hiện thơng qua các giai đoạn này, chi phí của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Quy trình Giai đoạn – Cửa giúp doanh nghiệp xác định và cam kết đối với các chi phí gia tăng của dự án.

Các đánh giá sàng lọc tại Cửa rất quan trọng trong việc xây dựng phương pháp Giai đoạn – Cửa. Thông qua các đánh giá này, ban quản lý doanh nghiệp có thể

đưa ra các quyết định chiến lược, phân bổ nhân sự, cung cấp các cơ sở vật chất và các nguồn lực khác cũng như đưa ra những định hướng cho nhóm d ự án. Nh ững đánh giá này cầ n phải khác vớ i những đánh giá về mặt kỹ thuật và cần phải tập trung nhi ều hơn vào các vấn đề về kinh doanh và chiến lượ c của dự án. Tuy nhiên, các đánh giá tại Cửa không thay thế cho các đánh giá kỹ thuậ t, đánh giá về tình trạng của dự án. Những đánh giá này vẫn phải tiếp tục thực hiện khi cần thiết.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM ĐỂ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)