NPV IC Bt Ct
4.3.1. Phƣơng pháp sử dụng NP
Giá trị hiện tại thuần NPV là một tiêu chuẩn tốt để lựa chọn phương án đầu tư. Trong các phương án loại trừ nhau, phương án nào có NPV lớn nhất là phương án có lợi nhất. Đây là một cơ sở để sắp xếp thứ t ự ưu tiên lựa chọn dự án. Trong thực t ế, nếu doanh nghiệp có rất nhiều dự án có khả năng sinh lời, nhưng do thiếu vốn, các dự án không thể thực hiện đồng thời cùng một lúc. Nguyên tắc lựa chọn các dự án được ưu tiên thực hiện là lựa chọn một tập các dự án trong giới hạn vốn hiện có làm tối đa giá trị hiện tại thuần.
Tuy nhiên khi sử dụng NPV để thiết lập thứ tự ưu tiên của dự án cần lưu ý một số vấn đề sau:
Tiêu chuẩn giá trị hiện tại thuần rất nhạy cảm với lãi suất được sử dụng. Thay đổi lãi suất có ảnh hưởng lớn đến giá trị hiện tại của lợi ích và chi phí. Dự án thường phải chịu các khoản chi phí lớn trong những năm đầu và lợi ích chỉ xuất hiện khi dự án đi vào hoạt động. Do đó, khi lãi suất tăng, giá trị hiện tại của dịng lợi ích sẽ giảm nhanh hơn giá trị hiện tại của chi phí và dẫn tới giá trị hiện tại thuần của dự án sẽ giảm xuống. Ngược lại, khi lãi suất giảm, giá trị hiện tại của dự án sẽ tăng lên.
Chúng ta có hai dự án A và B, giá trị thuần tuý hiện tại NPV chỉ ra trong hình vẽ. Lựa chọn giữa các phương án trên cơ sở cực đại giá trị hiện tại thuần. Phương án được chọn sẽ là phương án có NPV lớn nhất với tỷ lệ chiết khấu sẽ chọn. Như ta đã thấy trên hình vẽ việc lưa chọn phụ thuộc vào tỷ lệ chiết khấu tính tốn. Nếu tỷ lệ chiết khấu tính tốn bằng r* thì việc lựa chọn 1 trong 2 phương án là khơng quan trọng (Hình 4.4).
NPVNPVA NPVA NPVB 0 r r* Hình 4.4: So sánh 2 phương án A và B qua NPV
Nếu: r < r* Phương án A sẽ được chọn.
r > r* Phương án B sẽ được chọn.
Như vậy tỉ lệ chiết khấu sẽ ảnh hưởng đến việc quyết định đầu tư. Vậy giá trị hiện tại thuần không phải là một tiêu chuẩn tốt, nếu không xác định được một lãi suất thích hợp.
Trong trường hợp chúng ta phải so sánh các phương án có độ dài thời gian khác nhau, đòi hỏi phải thực hiện những điều chỉnh để dự án có thời hạn thực hiện dự án xấp xỉ nhau.
Ví dụ: Phương án A kéo dài 5 năm, trong khi phương án B kéo dài 20 năm. Lựa chọn phương án có NPV lớn nhất trong trường hợp này ta phải giả thiết thời gian phân tích của hai phương án như nhau và phương án A có chu kỳ đầu tư sau giống như chu kỳ trước. Việc giả thiết như trên không thực tế. Cho nên việc so sánh và lựa chọn các phương án có thời gian phân tích khác nhau theo NPV sẽ khơng chính xác.