Chƣơng trình Liên kết – Phát triển

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM ĐỂ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO (Trang 98 - 101)

KẾ VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚ

5.1.3.2. Chƣơng trình Liên kết – Phát triển

P&G luôn đặt ra mục tiêu là 50% các ý tưởng về sản phẩm mới phải được thu thập từ các nguồn bên ngồi. Cơng ty tuyển dụng trên 7.500 nhà nguyên cứu và kỹ sư nhưng những người này vẫn phải tìm kiếm các cơng nghệ mới và giải pháp mới ở bên ngoài. Nguyên nhân là do chi phí dành cho nghiên cứu và phát triển quá lớn ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của P&G. Điều này

thơi thúc ban lãnh đạo cơng ty phải tìm kiếm cách thức phát triển sản phẩm mới sao cho hiệu quả nhất.

Do vậy, P&G đã xây dựng chương trình Liên kết – Phát triển. Thơng qua chương trình này, P&G đã đẩy nhanh tốc độ phát triển sản phẩm mới lên gấp đôi, đồng thời cắt giảm chi phí dành cho nghiên cứu và phát triển.

Nguồn ý tưởng bên ngoài

P&G liên kết với 3 nguồn ý tưởng sau:

o 10 nhu cầu hàng đầu của khách hàng: Hàng năm, công ty yêu cầu các nhà nghiên cứu phải xây dựng danh sách 10 nhu cầu hàng đầu cho từng mặt hàng nói riêng và cho tồn cơng ty nói chung.

Ví dụ: về các nhu cầu như giảm nhăn, cải thiện sức sống cho làn da hay sản xuất các sản phẩm giấy mịn, dai và ít xơ,… Những danh sách này sau đó được phát triển thành các vấn đề mang tính khoa học để có thể giải quyết được.

Ví dụ: nhu cầuđối với xà phịng giặt là có thể làm sạch quần áo ngay cảkhi sử dụng nước lạnh. Nhóm nghiên cứu tìm kiếm các cơng nghệ có liên quan trong ngành hóa chất và sinh học để tìm ra các chất tẩy rửa cho phép sản phẩm được dùng trong điều kiện nhiệt độ rất thấp. Phịng thí nghiệm đã thực hiện các phản ứng enzim của vi khuẩn trong mơi trường đá lạnh.

o Các sản phẩm hiện có: Nhóm nghiên cứu và phát triển cũng tìm kiếm ý tưởng từ những sản phẩm hiện có để có thể tìm ra những tính năng mới để phát triển sản phẩm.

Ví dụ: Nhóm sẽ kiểm tra sản phẩm tã giấy cho trẻ em Pampers xem có những tính năng gì để từ đó tìm kiếm những cơng nghệ tiên tiến có thể sản xuất ra những sản phẩm chăm sóc trẻ em có tính năng khác biệt và vượt trội.

o Mơ hình đánh giá về cơng nghệ: đối với một số sản phẩm, công ty phải xây dựng một mơ hình để đánh giá sự phát triển của những cơng nghệ có ảnh hưởng đến sản phẩm mới. Đây là công cụ giúp cơng ty có thể tìm ra câu trả lời cho những vấn đề như “Chúng ta đang cần củng cố cơng nghệ chính yếu nào?”, “Cơng nghệ nào chúng ta muốn sở hữu để có thể cạnh tranh được với các đổi thủ?”, “Trong số những công nghệ chúng ta đang sở hữu, công nghệ nào cần phải được cấp bằng sáng chế, cần bán hay cần hợp tác phát triển với các đối tác?”. Kết quả của việc nghiên cứu này sẽ giúp cơng ty tìm ra được những cải tiến thích hợp và chỉ ra những cơng nghệ nào khơng nên tìm kiếm.

Xây dựng mạng lưới

Những mạng lưới chính của P&G giúp cho việc tìm kiếm ý tưởng nhanh chóng và hiệu quả:

o Những trung tâm nghiên cứu về công nghệ: P&G sở hữu 70 trung tâm trên toàn thế giới. Các nhân viên của trung tâm này đều là những chuyên gia cao cấp. Họ phát triển danh mục nhu cầu của khách hàng, sơ đồ các sản phẩm hiện có, xây dựng mơ hình đánh giá cơng nghệ cũng như mơ tả những cơng nghệ chính có thể giải quyết những vấn đề đặt ra đối với sản phẩm mới. Những trung tâm này đã giúp P&G phát hiện trên 10.000 sản phẩm mới, ý tưởng sản phẩm và các cơng nghệ khả thi.

Ví dụ: Sản phẩm tẩy rửa Mr. Clean Magic Eraser được trung tâm nghiên cứu cơng nghệ ở Nhật tìm ra nhu cầu trên thị trường. Nhân viên của trung tâm này phát hiện ra một sản phẩm tẩy rửa ở một cửa hàng tạp hóa ở Osaka, họ đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của sản phẩm này ở thị trường Nhật và xây dựng những tính năng phù hợp với dòng sản phẩm làm sạch nhà của P&G. Họ gửi mẫu về cho các nhà nghiên cứu ở trụ sở chính tại Cincinnati để đánh giá tính năng của sản

phẩm và phát triển một sản phẩm mới vượt trội hơn. Sau khi thực hiện các nghiên cứu thị trường, tính khả thi của sản phẩm được nhóm nghiên cứu khẳng định. Sản phẩm được đưa vào danh mục sản phẩm mới được công ty phát triển.

o Nhà cung cấp: P&G có 15 nhà cung cấp chính với khoảng 50.000 nhân viên nghiên cứu và phát triển. Khi thực hiện chương trình Kết nối – Phát triển, P&G đã nhận thấy tiềm năng to lớn để phát triển sản phẩm mới từ những nhà cung cấp. P&G xây dựng một hệ thống tin học để cơng ty có thể chia sẻ những mơ tả về cơng nghệ với nhà cung cấp.

Ví dụ: Khi P&G cố gắng phát triển sản phẩm bột giặt giữ được hương thơm lâu sau khi quần áo khơ, họ đã tìm ra giải pháp cơng nghệ từ nhà cung cấp hóa chất của mình. Nhờ xây dựng mạng lưới với nhà cung cấp, các nhân viên của P&G và những nhân viên nghiên cứu của nhà cung cấp, công ty tăng số lượng các dự án phát triển sản phẩm mới lên 30%. Những nhân viên nghiên cứu của nhà cung cấp có thể đến làm việc tại phịng thí nghiệm của P&G và ngược lại. Các cuộc họp mặt cấp cao giữa P&G và nhà cung cấp cũng giúp cho ban lãnh đạo của P&G có thể thảo luận và tăng cường mối quan hệ hợp tác về phát triển sản phẩm mới với nhà cung cấp.

o Trung tâm InnoCreative: đây là trung tâm được kết nối với các đối tác của P&G trong nhiều lĩnh vực.

Ví dụ: Cơng ty muốn phát triển sản phẩm hóa chất cơng nghiệp chỉ cần qua 3 bước phản ứng thay vì 5 bước như thơng thường. Vấn đề này được gửi tới 75.000 nhà khoa học và cuối cùng, công ty nhận được giải pháp từ một học sinh cao học ở Tây Ban Nha, một nhà hóa học ở Ấn Độ, một nhà tư vấn trong ngành hóa chất ở Mỹ và một nơng dân ở Ý. Khoảng 2/3 tổng số các vấn đề về sản phẩm mới được gửi đến InnoCreative đều tìm được giải pháp.

Xây dựng văn hóa sáng tạo trong cơng ty

Khi ý tưởng đã đi vào quá trình phát triển, tất cả các phòng ban từ phòng nghiên cứu và phát triển đến phòng nghiên cứu thị trường, phòng sản xuất, phòng Marketing và các phòng khác đều

chịu trách nhiệm đối với sản phẩm mới. Hiện nay, P&G thực hiện chiến lược tập trung hóa và khuyến khích việc trao đổi thơng tin nội bộ.

Đối với bất kỳ dự án phát triển sản phẩm mới nào, cơng ty cũng u cầu phịng nghiên cứu và phát triển tìm kiếm các giải pháp từ nội bộ công ty trước rồi mới đến các nguồn bên ngồi. Nếu cả hai nguồn này đều khơng được thì mới bắt tay vào tự nghiên cứu. Nếu sản phẩm thành cơng trên thị trường thì những nhân viên tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm mới đều được thưởng như nhau. Trên thực tế, công ty vẫn ưu tiên những sáng kiến có các giải pháp từ các nguồn bên ngồi vì những giải pháp này thường có q trình phát triển sản phẩm mới nhanh hơn.

Khi chương trình Kết nối – Phát triển đi vào thực hiện, nhân viên của P&G lo sợ rằng họ sẽ bị thất nghiệp vì các ý tưởng hầu hết đến từ các nguồn bên ngồi. Lúc đầu họ có tư tưởng khơng muốn phát minh ra các ý tưởng mới. Tuy nhiên, với mục tiêu là phải phát triển số lượng lớn các ý tưởng, thì các nhân viên vẫn được khuyến khích sáng tạo. Chương trình Kết nối – Phát triển ngược lại còn tạo thêm nhiều việc làm hơn cho các nhân viên bởi nó địi hỏi họ phải tích lũy và phát triển nhiều kỹ năng mới. Bản thân họ giờ đây thấy rằng chính chương trình đã giúp họ củng cố hơn cơng việc của mình.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM ĐỂ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)