Đối xử bình đẳng và công bằng giữa các cổđông trong công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 33 - 34)

Một cơ chế quản lý nội bộ tốt cần phải duy trì và bảo đảm đối xử bình đẳng và công bằng giữa tất cả các cổ đông, không phân biệt giữa các cổ đông đa số và các cổ đông thiểu số. Tất cả các cổ đông đều có các quyền cơ bản của chủ sở hữu trong công ty, và phải có các cơ chế cần thiết để bảo đảm thực hiện các quyền đó,

cũng như các biện pháp đòi bồi thường khi có bất kỳ hành vi vi phạm các quyền của họ.

Lòng tin của các cổ đông, với tư cách là các nhà đầu tư trong công ty, về việc đồng vốn của họ được bảo vệ khỏi việc sử dụng sai mục đích bởi các nhà quản lý doanh nghiệp, các thành viên Hội đồng quản trị hoặc các cổ đông chi phối, là một yếu tố quan trọng trên thị trường vốn. Hội đồng quản trị, bộ máy quản lý và các cổ đông chi phối của các công ty có thể có các cơ hội để tham gia vào các giao

dịch ngầm vì mục đích tư lợi cá nhân cho chính bản thân họ, và bằng chính chi phí

đầu tư của các cổ đông thiểu số. Sự khác biệt là ở chỗ các cổ đông chi phối, thành viên Hội đồng quản trị và các chức danh quản lý thường có quyền tiếp cận và nắm giữ nhiều thông tin về quản lý và điều hành công ty hơn các cổ đông. Một trong các phương thức mà các cổ đông thiểu số có thể thực thi các quyền của mình là việc họ có thể tiến hành các thủ tục khởi kiện đối với các cổ đông chi phối, các thành viên Hội đồng quản trị, và bộ máy quản lý. Thực tế cho thấy rằng niềm tin của các cổ đông thiểu số được củng cố và bảo vệ khi hệ thống luật pháp cho phép họ có được các công cụ để họ có thể khởi kiện đối với các hành vi vi phạm các quyền của họ, một khi họ có được các bằng chứng xác đáng để tin rằng các quyền của họ đã bị xâm phạm.

Tuy nhiên cũng cần ngăn ngừa khả năng các công cụ khởi kiện mà hệ thống pháp luật cho phép bị lạm dụng. Vì vậy, có nhiều hệ thống pháp luật đã có các quy định nhằm bảo vệ các cổ đông chi phối, các thành viên Hội đồng quản trị, và bộ máy quản lý, khỏi việc trở thành nạn nhân của các vụ lạm dụng quyền khởi kiện của các cổ đông thiểu số.

Như vậy, cần phải có một sự cân bằng giữa khả năng cho phép sử dụng các quyền khởi kiện khi các quyền của các cổ đông trong công ty bị xâm phạm và khả năng phòng ngừa, ngăn chặn việc lạm dụng các quyền khởi kiện đó, gây ra các tác động tiêu cực đối với hoạt động của công ty. Nhiều nước đã chọn các giải pháp thay thế, như xét xử hành chính hoặc xét xử trọng tài, thay cho xét xử tại toà án, để xử lý một số loại tranh chấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)