ty cổ phần
Nếu như cơ chế điều chỉnh mối quan hệ nội bộ là điều kiện cần, thì các yếu tố bên ngoài là điều kiện đủ để đảm bảo cho quản lý nội bộ trong công ty cổ phần có hiệu quả. Hoạt động quản lý nội bộ trong công ty không thể tách rời khỏi các yếu tố bên ngoài, mà phải chịu sự điều chỉnh, tác động từ các yếu tố bên ngoài. Trong số các yếu tố bên ngoài tác động tới hoạt động quản lý nội bộ trong công ty cổ phần, yếu tố pháp luật đóng một vai trò cực kỳ quan trọng.
Biểu đồ 3: Công ty cổ phần trong mối quan hệ với các yếu tố bên ngoài
Các yếu tố bên trong Các yếu tố bên ngoài
Tổ chức trung gian Thể chế/thị trường
Cổ đông Báo cáo Bổ nhiệm HĐQT Bộ máy quản lý Những người có lợi ích liên quan Các tổ chức chuyên nghiệp: Kế toán Luật sư Tín dụng Ngân hàng đầu tư Tài chính Tư vấn đầu tư Các tiêu chuẩn: Kế toán Kiểm toán Tiêu chuẩn khác Pháp luật và thể chế Tài chính: Nợ Có Thị trường: Các yếu tố cạnh tranh và thị
Phần này tập trung trình bày các tác động của pháp luật, một trong nhiều yếu tố bên ngoài, tác động đến các hành vi quản lý nội bộ trong công ty cổ phần.
Cơ cấu quản lý nội bộ trong công ty cổ phần được củng cố bằng hệ thống pháp luật. Pháp luật tạo ra một sân chơi cạnh tranh và bình đẳng giữa các công ty, đồng thời điều chỉnh các hành vi của các chủ thể quản lý trong từng công ty, bất kể đó là các cổ đông, Hội đồng quản trị, bộ máy quản lý hay nguời lao động
Trong các nền kinh tế thị trường phát triển, pháp luật hướng tới việc giảm tối thiểu khoảng cách khác biệt giữa các lợi ích của các công ty và lợi ích của xã hội, và hướng tới loại bỏ các vấn đề nảy sinh bên trong từng công ty, thông qua các cơ chế đối xử bình đẳng giữa các cổ đông, công khai và minh bạch trong hoạt động công ty, trách nhiệm của Hội đồng quản trị và bộ máy quản lý, và cơ chế giám sát của các cơ quản lý nhà nước do luật định và của các cơ quan do chính công ty lập nên theo điều lệ công ty. Các quy định của pháp luật nói trên được xem là các quy định pháp luật cơ bản nhất bảo đảm tính hiệu quả của hoạt động quản lý nội bộ trong công ty cổ phần.
Các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quản lý nội bộ trong công ty cổ phần là một bộ phận quan trọng nhằm đảm bảo cho các công ty tuân thủ các chuẩn mực cơ bản nhất về tính công bằng, minh bạch trong hoạt động quản lý, trách nhiệm trong việc bảo vệ lợi ích của các cổ đông, người lao động, và của xã hội. Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh là phải thấy và giải quyết được các vấn đề cơ bản liên quan đến quá trình từ khi thành lập, hoạt động, đến khi chấm dứt hoạt động của một công ty, thông qua việc xây dựng các chuẩn mực pháp lý có tính nguyên tắc và chỉ dừng ở đó để tạo ra các khoảng trống cần thiết cho các công ty sáng tạo ra các thông lệ quản lý và được quy định trong
điều lệ và các quy định khác công ty. Cần phải coi điều lệ công ty như là bản hiến
pháp của các công ty và pháp luật phải có các cơ chế tôn trọng và bảo đảm cho các
quy định của điều lệ công ty được tuân thủ chặt chẽ.
Các hệ thống pháp luật khác nhau có thể tạo các tác động khác nhau đối với hoạt động quản lý nội bộ trong công ty. Nó có thể hỗ trợ thúc đẩy hay kìm hãm sức sáng tạo trong hoạt động quản lý nội bộ trong các công ty cổ phần. Mọi nỗ lực để quy định tất cả các vấn đề trên trong luật có thể sẽ dẫn tới tình trạng có quá nhiều quy định điều chỉnh hoạt động của công ty và tạo ra các rào cản kìm hãm sức sáng tạo trong hoạt động quản lý nội bộ của các công ty. Tại nhiều nước có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, quản lý nội bộ trong công ty vẫn yếu kém, và ngược lại, ở những nước có hệ thống quản lý nội bộ trong doanh nghiệp tốt, hệ thống pháp luật thường không quá phức tạp, và do vậy các doanh nghiệp không bị quá gò bó, lệ thuộc vào các quy định của pháp luật [32].
* * *
Các trình bày và phân tích nêu trên, phần nào cho ta thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của quản lý nội bộ đối với sự tồn tại và phát triển lâu dài của các công ty cổ phần, mô hình, cơ cấu và nguyên tắc của hoạt động quản lý nội bộ trong công ty cổ phần. Pháp luật với tư cách là một yếu tố bên ngoài, có tác động rất quyết định tới chất lượng và tính hiệu quả của hoạt động quản lý nội bộ trong công ty cổ phần. Pháp luật xác lập cơ sở cần thiết cho việc xây dựng và phát triển các nguyên tắc quản lý nội bộ trong công ty cổ phần, và tạo lập môi trường và điều chỉnh các hành vi của các chủ thể quản lý trong từng công ty.
Với vai trò là phần dẫn nhập của bản luận văn, Chương 1 đã trình bày khái quát nhất các vấn đề lý luận về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần, làm cơ sở cho các phân tích và bình luận pháp luật về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt nam trong Chương 2.
Chương 2