Các tiêu chuẩn công kha

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 89 - 91)

9 Theo số liệu tổng kết về tình hình cổ phần hoá của Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp, tính đến tháng 12 năm 2001.

2.8.3 Các tiêu chuẩn công kha

Các thông tin công khai đều phải được chuẩn bị, kiểm toán, và được công khai phù hợp với các tiêu chuẩn cao nhất về công khai đối với các vấn đề kế toán, tài chính và phi tài chính.

Việc áp dụng các tiêu chuẩn công khai được xem là một trong các yếu tố nâng cao khả năng quản lý công ty. Việc công khai thông tin giúp cho các cổ đông, các chức danh quản lý trong công ty có được các thông tin tin cậy và có thể so sánh được về hoạt động của công ty, cung cấp cho họ cái nhìn cụ thể hơn về các hoạt động của công ty. Chất lượng của các thông tin hoàn toàn tuỳ thuộc vào các tiêu chuẩn mà theo đó các thông tin được tập hợp và công khai10.

Luật Doanh nghiệp (1999)[13, Đ92] quy định: Đối với công ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải được kiểm toán, thì báo cáo tài chính hàng năm phải được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận trước khi trình Đại hội đồng cổ đông xem xét và thông qua. Nghị định số 48 (1998)[9, Đ9] quy định: Đối với các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán và có yêu cầu phát hành chứng khoán ra công

10

Nguyên tắc này sẽ góp phần phát triển hơn nữa các tiêu chuẩn được quốc tế thừa nhận chung, qua đó giúp cho việc so sánh đối chiếu các thông tin từ các quốc gia khác nhau với nhau.

chúng, thì một trong các yêu cầu trong hồ sơ xin phép phát hành là phải trình báo cáo tài chính có xác nhận của tổ chức kiểm toán được chấp thuận.

Việc kiểm toán thường niên phải được thực hiện thông qua các kiểm toán độc lập, để cung cấp các thông tin khách quan về tình hình tài chính của công ty.

Nhằm nâng cao tính độc lập của kiểm toán và tính trách nhiệm của họ đối với các cổ đông trong công ty, các tiêu chuẩn kiểm toán và chuẩn mực đạo đức được coi là các tiêu chuẩn quan trọng khi chọn kiểm toán.

Theo quy định của pháp luật Việt nam[8, Đ7], các công ty cổ phần có yêu cầu

kiểm toán được tự do lựa chọn các tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động hợp pháp ở Việt nam, để ký kết hợp đồng kiểm toán. Tuy nhiên pháp luật chưa có quy định cụ thể về tiêu chuẩn lựa chọn kiểm toán độc lập, không có mối quan hệ đặc biệt với công ty được kiểm toán.

Pháp luật một số nước yêu cầu các công ty phải tiết lộ mức phí trả cho các kiểm toán viên cho các dịch vụ phi kiểm toán. Ngoài ra, có thể còn có các ràng buộc về tổng số phần trăm thu nhập của kiểm toán viên có được từ một khách hàng, yêu cầu kiểm toán viên này đánh giá lại các kiểm toán viên khác, ngăn cấm việc cung cấp các dịch vụ phi kiểm toán, chế độ luân phiên bắt buộc với các kiểm toán

viên và chỉ định trực tiếp các kiểm toán viên của các cổ đông. Đây là một vấn đề

cần được pháp luật ghi nhận và khuyến khích áp dụng.

*

Ví dụ 10[5]:

...”Nếu như vào năm 1991 doanh nghiệp kiểm toán độc lập đầu tiên ở Việt Nam được

thành lập, thì đến nay (2002) con số này đã lên đến 32, trong đó có 6 doanh nghiệp nhà

nước, 20 công ty trách nhiệm hữu hạn, 5 công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, và 1 công ty

liên doanh.

...”Hiện nay, trong khi 95% số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiến hành thực hiện

kiểm toán báo cáo tài chính trong năm 2000, thì hầu hết các tổng công ty 90, 91, các doanh

nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu

* *

Phần trình bày trong Chương 2 này sẽ là cơ sở cho các kết luận và kiến nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về công ty cổ phần ở Việt nam, trong Chương 3 dưới đây.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)