Bảo vệ các quyền của cổđông và đối xử bình đẳng giữa các cổđông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 55 - 60)

9 Theo số liệu tổng kết về tình hình cổ phần hoá của Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp, tính đến tháng 12 năm 2001.

2.3.2 Bảo vệ các quyền của cổđông và đối xử bình đẳng giữa các cổđông

Sự tách biệt giữa sở hữu và quản lý cũng đặt ra vấn đề làm sao để các cổ đông có thể bảo vệ được các quyền của mình, hay nói cách khác, pháp luật và Điều lệ công ty cần phải thiết lập các cơ chế pháp lý nào nhằm bảo vệ các quyền của cổ đông, với tư cách là nhà đầu tư và là chủ sở hữu công ty.

Do các đặc thù của các loại hình công ty cổ phần ở Việt nam, các cổ đông trong các công ty cổ phần ở Việt nam có thể được chia thành bốn nhóm chính:

 Các cổ đông là nhà nước. Loại cổ đông này khá phổ biến trong các công ty

cổ phần được cổ phần hoá từ doanh nghiệp nhà nước.

 Các cổ đông là những người lao động trong công ty. Giống như cổ đông là

Nhà nước, loại cổ đông này khá phổ biến trong các công ty cổ phần được cổ phần hoá từ doanh nghiệp nhà nước.

 Các cổ đông là người nước ngoài.

Đối với mỗi loại cổ đông thì yêu cầu và phương thức bảo vệ các quyền cơ bản có khác nhau. Ở các công ty có càng nhiều loại hình cổ đông tham gia, thì quản lý nội bộ trong công ty càng phải đối mặt với vấn đề đảm bảo đối xử bình đẳng giữa các loại cổ đông.

Nhìn chung, các quyền của cổ đông chỉ có thể được bảo vệ nếu các vấn đề dưới đây được kiểm soát chặt chẽ:

Các giao dịch ngầm và mang tính chất lừa gạt, lừa dối phải bị ngăn cấm

Các giao dịch ngầm xuất hiện khi một cá nhân nào đó có quan hệ rất chặt chẽ với công ty, khai thác các mối quan hệ đó để làm thiệt hại cho công ty và cho các nhà đầu tư. Khi các giao dịch ngầm xuất hiện trên thị trường vốn, nó phải được ngăn chặn bởi các quy định của pháp luật như Luật Doanh nghiệp (1999), pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, và thậm chí cả luật hình sự. Luật Doanh nghiệp (1999) [13, Đ61] quy định rõ quyền quyết định giá chào bán cổ phần của Hội đồng quản trị và các căn cứ xác định giá bán, các thủ tục và trình tự chào bán. Sự minh bạch trong các giao dịch chào bán và chuyển nhượng cổ phần sẽ giúp hạn chế các giao dịch ngầm và mang tính lừa gạt trong công ty. Sổ đăng ký cổ đông[13, Đ60] là một văn bản pháp lý quan trọng chứng thực quyền sở hữu cổ phần của các cổ đông trong công ty cổ phần.

Dưới góc độ vi phạm các quyền cơ bản của các cổ đông, các giao dịch ngầm và mang tính chất lừa gạt cần phải được nhìn nhận như là sự vi phạm nghiêm trọng của các nguyên tắc về quản lý nội bộ trong công ty. Sẽ là công bằng, nếu các loại giao dịch như vậy phải được lường thấy trước và dự liệu trong các quy định của pháp luật và trong chính Điều lệ công ty.

Công khai các lợi ích vật chất trong các giao dịch ảnh hưởng đến các cổ đông và công ty

Các thành viên của Hội đồng quản trị, Giám đốc công ty và các chức danh quản lý cao cấp khác trong công ty phải công khai tất cả các lợi ích vật chất trong các giao dịch có thể gây ảnh hưởng đến các cổ đông và công ty. Điều này muốn ám chỉ tới trường hợp khi các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc công ty và các chức danh quản lý cao cấp khác trong công ty thực hiện các hoạt động kinh doanh riêng, các giao dịch với các bên có quan hệ gia đình hoặc các loại quan hệ đặc biệt khác với công ty, có thể gây ảnh hưởng đến việc trong các giao dịch đó, họ cần phải quyết định và hành động vì lợi ích của các cổ đông và của công ty.

Một khi đồng vốn của các cổ đông được bảo vệ khỏi việc sử dụng sai mục đích bởi các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc công ty và các chức danh quản lý cao cấp khác trong công ty, thì sẽ càng làm tăng lòng tin của các cổ đông với tư cách là các nhà đầu tư trong công ty. Đây là một yếu tố quan trọng trên thị trường vốn. Các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc công ty và các chức danh quản lý cao cấp khác trong công ty có thể có các cơ hội để tham gia vào các giao dịch mang lại lợi ích cá nhân cho họ, bằng chi phí của các cổ đông, do họ có nhiều thông tin về thị trường và các mặt hoạt động kinh doanh của công ty hơn so với các cổ đông.

Ví dụ 3[6]:

...”Trong thời gian gần đây, việc một số cổ đông ở Công ty Thương mại Tràng tiền bán đi cổ

phần của mình (cho một số cá nhân muốn thâu tóm quyền điều hành công ty), nếu căn cứ

theo Luật Doanh nghiệp thì việc chuyển nhượng này là chưa đúng. Theo Điều 58 của Luật Doanh nghiệp, trong 3 năm đầu tiên các cổ đông sáng lập có thể chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

..."Theo tôi, đây (chế tài xử lý khi chuyển nhượng cổ phần-Tg) là vấn đề quản lý trong nội bộ

công ty. Nếu công ty không quy định rõ quy định này trong điều lệ công ty thì các cổ đông,

nhất là các cổ đông là cán bộ công nhân viên làm sao họ có thể nắm bắt được các quy định

Luật Doanh nghiệp (1999) [13, Đ87] của nước ta có quy định một số giao dịch giữa công ty và một số nhân sự trong công ty, phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông hay Hội đồng quản trị, và có cơ chế để xử lý và yêu cầu bồi thường đối với những trường hợp vi phạm các quy định trên. Theo đó, các hợp đồng kinh tế, dân sự của công ty với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, thành viên Ban Kiểm soát, cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phần có quyền biểu quyết và người có liên quan của họ, chỉ được ký kết dựa trên các nguyên tắc sau:

 Đối với các hợp đồng có giá trị lớn hơn 20% tổng giá trị tài sản được ghi

trong sổ sách kế toán của công ty thì phải được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận trước khi ký. Cổ đông hoặc cổ đông có người liên quan là bên ký hợp đồng không có quyền biểu quyết.

 Đối với các hợp đồng có giá trị bằng hoặc nhỏ hơn 20% tổng giá trị tài sản

được ghi trong sổ sách kế toán của công ty thì phải được Hội đồng quản trị chấp thuận trước khi ký. Thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị có người liên quan là bên ký hợp đồng không có quyền biểu quyết.

 Các hợp đồng trên được ký mà chưa được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội

đồng quản trị chấp thuận thì hợp đồng đó vô hiệu và được xử lý theo quy định của pháp luật. Người gây thiệt hại cho công ty thì phải bồi thường.

Đối xử bình đẳng giữa các cổ đông cùng hạng

Trong cùng một hạng, các cổ đông phải có cùng một quyền biểu quyết. Tất cả các cổ đông cần phải được cung cấp tất cả các thông tin về quyền biểu quyết gắn liền với số cổ phần mà họ nắm giữ, trước khi họ tham gia mua cổ phần của công ty. Một khi họ đã đầu tư, các quyền của họ sẽ rất khó thay đổi trừ khi họ nắm giữ các cổ phiếu có quyền biểu quyết để có cơ hội biểu quyết. Thông thường mọi thay đổi liên quan đến quyền biểu quyết thường được đa số các cổ đông có quyền biểu quyết đưa ra và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, Vì vậy, sẽ là rất quan trọng

khi mọi thay đổi về quyền biểu quyết đều phải được thông báo tới tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết.

Theo quy định của Nghị định số 48 (1998) [9, Đ19], để bảo vệ quyền lợi của

nhà đầu tư, Hội đồng quản trị, giám đốc của các tổ chức phát hành phải có trách nhiệm:

 Công bố rõ ràng các thông tin về quyền biểu quyết, quyền đăng ký mua

chứng khoán, quyền chuyển đổi chứng khoán và các quyền khác cho tất cả các cổ đông.

 Quy định và thực hiện các quy tắc công bố công khai về sở hữu cổ phần của

các giám đốc, người quản lý, cổ đông lớn và những người có liên quan đối với chứng khoán đó.

Sổ đăng ký cổ đông [13, Đ60] với các thông tin về tên của tất cả các cổ đông, địa chỉ, số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần, cũng là một cơ chế quan trọng giúp cho các cổ đông có được các thông tin cần thiết về sự thay đổi về quyền biểu quyết trong công ty.

Một cơ cấu vốn với toàn bộ cổ phần phổ thông sẽ là cơ chế tối ưu để bảo đảm các quyền của các cổ đông. Một số công ty có phát hành các cổ phiếu ưu đãi nó cho phép người nắm giữ được hưởng các ưu đãi trong phân chia lợi nhuận của

công ty, nhưng những cổ đông đó lại thường không có quyền biểu quyết [13, Đ56-57].

Một số công ty cũng có phát hành các chứng chỉ hoặc các cổ phiếu cho phép người nắm giữ được quyền tham dự mà không được quyền biểu quyết tại các phiên họp Đại hội đồng cổ đông. Tất cả các cơ chế đó có thể rất hữu hiệu trong việc phân tán các rủi ro và rất có tác dụng khi nó được áp dụng vì lợi ích chung của công ty. Tuy

nhiên, nguyên tắc một cổ phiếu một quyền biểu quyết cần phải được xem xét và áp

dụng rộng rãi.

Để đảm bảo các quyền cho các cổ đông, đặc biệt là các cổ đông thiểu số trong công ty, một số công ty đã thừa nhận các thoả thuận của nhóm các cổ đông. Điều này cho phép các cổ đông đơn lẻ, nắm giữ phần vốn ít ỏi trong công ty, có thể

kết hợp với nhau để có được phần vốn hơn và nhờ đó có ảnh hưởng lớn hơn trong công ty hoặc ít nhất cũng tạo ra được một nhóm các cổ đông thiểu số. Các thoả thuận nhóm cổ đông thường được sử dụng khi mua lại các phần vốn do một số cổ đông nào đó trong nhóm bán lại. Các thoả thuận nhóm cổ đông như vậy thường có các quy định không được bán các phần vốn của nhóm trong một thời hạn nhất định. Các thoả thuận nhóm cổ đông còn quy định cả các nghĩa vụ mà theo đó các cổ đông trong nhóm sẽ biểu quyết tập thể đối với một vấn đề nào đó. Ngoài việc các cổ đông có thể nhóm lại để có số lượng cần thiết để đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, yêu cầu triệu tập Đại hội đồng cổ đông, v.v... [13, Đ53], Luật Doanh nghiệp (1999) chưa có quy định nào đề cập đến vấn đề này.

Cơ chế quản lý nội bộ cần bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các cổ đông, bao gồm cả các cổ đông đa số và cổ đông thiểu số. Tất cả các cổ đông đều phải được

bồi thường nếu có bất kỳ vi phạm các quyền của họ. Đây là một vấn đề cần được

pháp luật ghi nhận và bảo vệ.

Các quyền của cổ đông ngoài việc được ghi nhận và bảo vệ thông qua các quy định của Luật, Điều lệ công ty, còn được bảo vệ thông qua các tác động của các yếu tố bên ngoài khác, như đạo đức kinh doanh, cạnh tranh thị trường, v.v.... Một khi các cơ chế đó vẫn không đủ để bảo vệ cho các quyền của cổ đông, các cổ đông còn có các quyền khiếu kiện về các hành vi vi phạm các quyền của họ, tới các cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong nội bộ công ty cũng như các tổ chức khác, như:

 Đại hội đồng cổ đông;

 Hội đồng quản trị công ty;

 Uỷ ban chứng khoán nhà nước (đối với các công ty niêm yết);

 Toà án.

Ngoài ra, còn một cơ chế giúp các cổ đông thực hiện việc giám sát nội bộ đối với hoạt động quản lý và điều hành của Hội đồng quản trị, Giám đốc công ty và các chức danh quản lý khác, đó là Ban kiểm soát.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)